Barcode là gì? Cách quản lý Barcode hiệu quả trong kinh doanh

27/03/2022

Với nền công nghệ 4.0 ngày càng tiên tiến và hiện đại như hiện nay thì chắc hẳn tất cả mọi người đã cảm thấy khá quen thuộc với mã vạch khi đi mua sắm quần áo, sách vở,… rồi đúng không nào. Theo đó những mã vạch này được gọi chung là Barcode. Nó đóng vai trò quan trọng để đánh giá chất lượng cũng như quản lý hàng hóa cho doanh nghiệp hiệu quả. Vậy Barcode là gì? Cách quản lý Barcode hiệu quả ra sao? Hãy cùng với Vietful đi tìm hiểu ngay câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu Barcode là gì?

Barcode là thuật ngữ tiếng Anh, khi dịch sang tiếng Việt thì chính là Mã vạch. Đây thực chất là công nghệ phổ biến hiện tại được ứng dụng nhiều trong thu thập cũng như nhận dạng dữ liệu qua 1 mã số, chữ số của đối tượng nhất định nào đó. Nó có kích thước lớn nhỏ khác nhau, có khoảng trống song song và xen kẽ nhau.

Tất cả đều được sắp xếp dựa theo quy tắc mã hóa giúp cho máy quét hay máy đọc mã vạch có thể nhận dạng cũng như đọc được thông tin. Còn nói dễ hiểu thì Barcode thể hiện thông tin ở hình dạng mà ta có thể nhìn thấy được thông qua mắt thường trên bề mặt của hàng hóa/sản phẩm mà máy móc cũng đọc hiểu được.

Barcode chính là mã vạch

Có những loại Barcode phổ biến nào?

Trên thực tế thì hiện nay Barcode đang được chia ra thành rất nhiều chủng loại khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Thế nhưng thông thường thì Barcode gồm 02 loại chính là mã vạch 1D và mã vạch 2D.

Mã vạch 1D

Dạng mã vạch này ở dạng tuyến tính. Bao gồm có những đường thẳng song song với nhau, độ rộng chênh lệch khác nhau. Ngoài ra mã 1D còn được biết đến là mã 1 chiều vì các dữ liệu mã hóa được thay đổi dựa theo 1 chiều duy nhất là chiều ngang.

  • UPC: Ký hiệu này dùng từ năm 1973 dành cho ngành thực phẩm để tránh bị trùng lặp. Nó gồm có 12 ký số, chia ra thành 2 phần là phần mã vạch máy đọc và phần mã vạch người đọc được. Loại mã này đang dùng để dán và check hàng tiêu dùng tại nhiều điểm bán cố định trên toàn thế giới. Gồm có UPC-A, UPC-E và EAN.
  • EAN: Doanh nghiệp mà muốn dùng mã EAN thì phải là thành viên của tổ chức mã số mã vạch Việt Nam. Giống như UPC thì EAN cũng được dùng trong kinh doanh bán lẻ, hàng tiêu dùng, siêu thị,… Gồm có EAN-8, EAN-13,…
  • Code 39: Gồm các ký tự chữ, số thông dụng nhất. Cùng với đó chính là khả năng lưu trữ lượng thông tin nhiều hơn ở bên trong. Đây là lý do giải thích vì sao mà Code 39 lại được yêu thích và sử dụng nhiều trong hoạt động sản xuất và bán lẻ đến vậy. Điển hình là sản xuất sách, ngành Y tế, Bộ quốc phòng,…
  • Interleaved 2 of 5: Là mã vạch mã hóa ký số chứ không phải ký tự. Chúng có độ dài thay đổi được, có thể nén cao nên lưu trữ lượng thông tin lớn hơn trong khoảng thời gian không lớn cho lắm. Dùng nhiều trong phân phối, lưu kho, vận chuyển container,..
  • Mã Codabar: Ứng dụng nhiều trong các hoạt động chuyển phát thư tín, phòng thí nghiệm, công nghệ phim ảnh,.. với khả năng mã hóa đến 16 ký tự khác nhau.
Mã vạch Codabar ứng dụng cho phim ảnh, thư tín

Mã vạch 2D

Dạng này được biết đến ở dưới dạng mã ma trận. Nó bao gồm những ô vuông lớn nhỏ đan xen kẽ, có khả năng lưu trữ thông tin nhiều hơn là mã vạch 1D. Dữ liệu mã vạch 2D được sắp xếp đa dạng, theo chiều ngang, dọc và chứa ít nhất 2000 ký tự. Sử dụng phổ biến trong nhận diện sản phẩm, thanh toán trực tuyến,…

  • QR Code: Mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như là có kích thước đa dạng với khả năng đọc dữ liệu nhanh chóng. Có hỗ trợ mã hóa 4 chế độ, ít bị lỗi.
  • Mã ma trận Data Matrix: Ít khi gặp lỗi trong quá trình sử dụng. Có khả năng đọc nhanh chóng. Ứng dụng nhiều trong đặt tên hàng hóa và văn bản,…
  • Mã vạch PDF417: Là loại mã vạch 2 chiều 2D dùng nhiều trong ứng dụng yêu cầu lưu trữ dữ liệu khổng lồ như dấu vân tay, chữ ký, ảnh kỹ thuật số, số và đồ họa,…

Hướng dẫn cách quản lý hàng hóa dễ dàng với Barcode

Hiện nay ta có đến 02 cách tạo cũng như dán Barcode để nhằm quản lý kho cũng như hàng hóa sao cho dễ dàng nhất. Cụ thể gồm:

Hướng dẫn cách quản lý hàng hóa dễ dàng với Barcode
  • Cách 1: Mỗi một sản phẩm khác nhau sẽ được đánh theo lô, loại sản phẩm theo số thứ tự tăng dần nếu cùng loại. Phương pháp này vừa giúp gia tăng số lượng cần quản lý lại còn hỗ trợ công việc quản lý thông tin sản phẩm được chính xác hơn.
  • Cách 2: Những sản phẩm trong cùng 1 lô hàng sẽ có Barcode giống nhau. Chúng đánh để phân biệt các lô hàng và loại sản phẩm. Dựa theo cách dán nhãn này thì thông tin về sản phẩm được tìm thấy và đi theo lô hàng. Trường hợp lô hàng xuất không hết hay xuất đến 02 cách khác nhau thì rất khó để phân biệt và phân phối.

Đa số các nhà cung cấp hiện nay đều dán Barcode dựa theo cách thứ nhất. Dù điều này được đánh giá là khá phức tạp nhưng mà với sự phát triển của nền công nghệ thì đây cũng không phải vấn đề gì quá khó khăn với giải pháp quản lý kho với mã vạch bằng phần mềm quản lý bán hàng.

Vietful mong muốn rằng thông qua những chia sẻ chi tiết ở trên thì đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ Barcode là gì cũng như cách sử dụng Barcode hiệu quả nhất. Quả đó biết hướng quản lý hàng hóa cũng như kiểm kho thật dễ dàng. Nếu như bạn đang tìm kiếm một giải pháp hoàn tất đơn hàng hoàn chỉnh và chất lượng thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua số hotline 097 384 3404 nhé!

Messenger Zalo OA Hotline 24/7