Chuỗi giá trị là gì? Cách áp dụng để nâng cao giá trị trong kinh doanh
26/06/2022
Chuỗi giá trị là gì? Hãy cùng VietFul tìm hiểu ngay định nghĩa về chuỗi giá trị, lợi ích của chuỗi giá trị, cách áp dụng để nâng cao giá trị trong kinh doanh qua bài viết sau nhé.
Khái niệm và đặc điểm chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một thuật ngữ trong quản lý kinh doanh, nó là những hoạt động liên quan mật thiết với nhau để tạo ra giá trị cho dịch vụ, sản phẩm.
Để có một sản phẩm hay dịch vụ thì cần đi qua các công đoạn sản xuất, thành phẩm rồi ra thị trường, đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm sẽ đi qua từng quy trình khác nhau, tại mỗi công đoạn, ta thấy được giá trị gia tăng của sản phẩm được nâng lên.
Mô hình chuỗi giá trị
Thiết lập thông tin mạch lạc ở các giai đoạn để sản phẩm tới tay khách hàng liền mạch là mục đích của quản lý chuỗi giá trị, nó dựa vào phân tích chính xác quá trình tổ chức các hoạt động. Mô hình chuỗi giá trị gồm tất cả hoạt động để làm tăng giá trị ở các bước trong quy trình: thiết kế, sản xuất, phân phối và tiếp thị.
Trong cuốn sách “Competitive Advantage” của ông Michael Porter (năm 1985) đã đưa ra khái niệm chuỗi giá trị (Value Chain) đầu tiên.
Porter đưa ra ý kiến là có 2 bước để phân tích chuỗi giá trị: Xác định từng hoạt động riêng lẻ của tổ chức. Sau đó, phân tích giá trị trong từng hoạt động được tăng thêm, liên hệ sức mạnh cạnh tranh doanh nghiệp.
Hoạt động của chuỗi giá trị
Gồm 2 mảng chính: Hoạt động chủ yếu và Hoạt động bổ trợ
Hoạt động chủ yếu (Primary Activities) | Hoạt động bổ trợ (Support Activities) | ||
Logistics đầu vào | Nhận hàng, lưu trữ, phân phối các nguồn cung cấp hàng, nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm | Thu mua | Nhằm tăng số lượng dịch vụ, sản phẩm được bán ra, kích cầu nhu cầu mua sắm |
Sản xuất | Quá trình biến đổi từ nguyên vật liệu thành các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp | Công nghệ | Giảm được thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động khi áp dụng công nghệ vào sản xuất. Sẽ quản lý chặt chẽ ở mỗi giai đoạn, nắm bắt được số lượng tiêu thụ sản phẩm. |
Logistics đầu ra | Thu gom hàng, phân phối sản phẩm tới tay người dùng | Nhân sự | Con người là nền tảng, có nhiệm vụ thực hiện, quản lý các hoạt động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, đưa tới tay người tiêu dùng và làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ. |
Marketing – sale | Kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng thông qua việc quảng cáo giúp khách hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ | Cơ sở hạ tầng | Là điều kiện cần thiết cho việc tạo ra, phân phối các dịch vụ, sản phẩm. Giúp cho việc sản xuất thuận tiện, dễ dàng hoàn thành hơn. |
Dịch vụ | Các hoạt động cộng thêm nhằm tăng giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp |
Năm bước trong hoạt động chủ yếu là cực kì quan trọng, nếu doanh nghiệp tối ưu hóa được 5 bước này thì sẽ có lợi thế cạnh tranh trong quá trình tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, vượt xa chi phí sản xuất.
Các hoạt động bổ trợ sẽ giúp nâng cao giá trị của hoạt động chủ yếu. Khi giá trị hoạt động bổ trợ tăng, ít nhất 1 giá trị hoạt động chủ yếu cũng sẽ nhờ đó mà tăng theo.
Ví dụ thực tế về chuỗi giá trị
Ví dụ về chuỗi giá trị của nhà sản xuất ô tô
Nhiệm vụ của nhà sản xuất ô tô là chế tạo và bán càng nhiều ô tô càng tốt. Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng chủ yếu kinh doanh dựa trên hàng hóa, vì vậy hầu hết các chuỗi giá trị sản xuất sẽ giống như sau:
- Logistics đầu vào: Mua và lưu trữ các bộ phận để chế tạo ô tô.
- Sản xuất: Chế tạo ô tô.
- Logistics đầu ra: Vận chuyển ô tô đến các đại lý và lưu kho ô tô chưa bán được.
- Marketing – sale: Chạy quảng cáo, bán hàng và khẳng định vị trí sản phẩm để nâng cao danh tiếng của thương hiệu.
- Dịch vụ: Bảo hành, sửa chữa, hỗ trợ khách hàng đã mua xe.
Ví dụ về chuỗi giá trị dịch vụ chăm sóc bãi cỏ
Dịch vụ chăm sóc bãi cỏ là một hoạt động kinh doanh hoàn toàn dựa trên dịch vụ. Điều đó có nghĩa là các hoạt động và các yếu tố logistics đầu ra sẽ hơi khác so với các công ty kinh doanh dựa trên sản phẩm.
- Logistics đầu vào: Mua, lưu trữ hóa chất và thiết bị để thực hiện các dịch vụ chăm sóc bãi cỏ.
- Hoạt động: Chăm sóc bãi cỏ của mọi người.
- Logistics đầu ra: Vận chuyển các dụng cụ chăm sóc bãi cỏ đến và đi từ nhà khách hàng; sử dụng các chuyên gia chăm sóc bãi cỏ có kinh nghiệm.
- Marketing – sale: Tiếp thị các dịch vụ cho khách hàng địa phương, chẳng hạn áp dụng cách giảm giá cho người giới thiệu.
- Dịch vụ: Cung cấp tư vấn miễn phí, các dịch vụ bổ sung cho khách hàng thân thiết và thực hiện công việc với chất lượng cao.
Lợi ích của chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị đã tồn tại sẵn cho nên bạn không cần phải triển khai chuỗi giá trị. Tuy nhiên, bạn có thể quản lý và nghiên cứu chuỗi giá trị của mình và thấy nhiều lợi ích khác nhau từ nó, bao gồm:
- Quy trình lập kế hoạch và phát triển sản phẩm được cải thiện: Cung cấp cái nhìn rõ ràng về lợi thế cạnh tranh của công ty bạn.
- Các kế hoạch hiệu quả, rõ ràng hơn: Cung cấp thông tin về chi phí thực tế.
- Quy trình tiêu chuẩn hóa: Sử dụng các phương pháp hiệu quả nhất để hợp lý hóa hệ thống và các hoạt động.
- Chi phí giảm trong toàn bộ chuỗi giá trị: Xác định các chi phí không cần thiết.
- Tăng lợi nhuận: Thu được nhiều giá trị hơn ở mỗi bước.
Phân tích chuỗi giá trị
Bạn có thể phân tích chuỗi giá trị bằng cách phân tích chi phí của mỗi hoạt động. Phân tích chi phí rất đơn giản, mặc dù hơi mất thời gian. Bạn sẽ cần xác định chi phí của:
- Vật tư của từng khâu (tức là mua nguyên liệu, giá chạy quảng cáo, chi phí vận chuyển…)
- Nhân công bắt buộc để đạt được hiệu quả trong từng khâu (tức là nhân viên và biên chế cần thiết để hoàn thành mỗi hoạt động…)
- Các chi phí ngẫu nhiên phát sinh trong từng khâu (tức là phí bán hàng, hóa đơn, thuế quan hoặc thực hiện bảo hành…)
Mục tiêu là xác định tổng chi phí của mỗi hoạt động. Đừng bỏ qua bất kỳ khoản tiền nào mà công ty của bạn đã chi tiêu.
Tiếp theo, hãy phân tích từng hoạt động để xem nó mang lại giá trị gì cho người tiêu dùng và doanh nghiệp của bạn. Điều này có thể rất cụ thể, dễ nhận thấy, như việc chuyển đổi gỗ thô thành bàn ăn. Nó cũng có thể trừu tượng hơn, như cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn hoặc vận chuyển an toàn hơn.
Ứng dụng chuỗi giá trị trong marketing
Để giảm chi phí trong doanh nghiệp, tăng giá trị sản phẩm và dịch vụ thì việc ứng dụng chuỗi giá trị vào hoạt động sản xuất và marketing cũng như xây dựng khung năng lực cho nhân viên đang được các công ty doanh nghiệp chú trọng đẩy mạnh. Mỗi doanh nghiệp có chuỗi ứng dụng giá trị riêng biệt và nhất định, nhằm tạo sự khác biệt để tăng lợi thế cạnh tranh.
Bạn có thể cải thiện phương pháp tiếp thị của mình bằng cách tiếp cận theo định hướng chuỗi giá trị theo cách sau:
- Tạo ra nhu cầu: Tiếp thị gia tăng giá trị bằng cách tạo ra nhu cầu về một sản phẩm. Nếu người tiêu dùng không biết về một sản phẩm, họ không thể mua sản phẩm đó. Nếu họ không biết mình gặp sự cố, họ sẽ không thể tìm kiếm giải pháp. Khi bạn tiếp thị công ty của mình, hãy nhắc nhở khách hàng về điểm khó của họ và đặt sản phẩm của bạn là giải pháp, tạo ra nhu cầu và gia tăng giá trị.
- Xây dựng thương hiệu mạnh: Khi bạn xây dựng một thương hiệu nhất quán, hấp dẫn thông qua các nỗ lực tiếp thị, bạn đang gia tăng giá trị cho công ty của mình thông qua lòng trung thành của khách hàng và sự công nhận tên tuổi.
- Giá trị đánh giá: Khi bạn hiểu cách công ty của mình tạo ra giá trị, bạn có thể truyền đạt giá trị đó cho khách hàng của mình. Giá trị không liên quan gì đến chi phí; nó dựa trên nhận thức của khách hàng về lợi ích mà họ nhận được. Công ty của bạn có ưu tiên tốc độ phục vụ không? Bạn có thể cung cấp giá trị bằng cách cung cấp sản phẩm một cách nhanh chóng. Hãy làm nổi bật giá trị này trong các tài liệu makerting của bạn.
Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã biết thêm nhiều điều thú vị về chuỗi giá trị, lợi ích của chuỗi giá trị và cách ứng dụng nó nhằm cải thiệu hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Để được tư vấn thêm thông tin về các dịch vụ kho vận, hãy liên hệ VietFul 097 384 3404 chuyên gia Giải pháp hoàn tất đơn hàng nhé.