CIP là gì? Điều kiện giao hàng CIP ở hợp đồng thương mại

27/03/2022

Hiện nay những hình thức về giao nhận hàng hóa đang ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng nhiều hình thức khác nhau. Nó sở hữu ưu điểm nhưng ẩn sâu trong đó là những rủi ro nhất định. Trong đó CIP chính là một điều kiện giao nhận hàng hóa đang được các doanh nghiệp, đơn vị lựa chọn. Phổ biến nhất là trong mảng xuất nhập khẩu. Vậy CIP là gì và điều kiện khi giao hàng CIP ở trong hợp đồng thương mại sẽ ra sao? Ngay bây giờ hãy cùng với Vietful đi tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

CIP là gì?

CIP là tên viết tắt của cụm từ Carriage And Insurance Paid To. Đây được biết đến là một hình thức giao hàng có cước phí, phí bảo hiểm trả đến. Hiểu đơn giản là người bán sẽ giao hàng đã thông quan đến người mua ở địa điểm mà 2 bên thỏa thuận ở nước ngoài.

Theo đó, chính người bán sẽ là đối tượng chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải và trả cước để hàng hóa được vận chuyển đến đúng nơi quy định. Đồng thời còn phải mua bảo hiểm cho lô hàng đó nữa.

CIP là điều kiện sử dụng nhiều trong hoạt động xuất nhập khẩu

Thế nhưng tất cả rủi ro liên quan đến hàng hóa được chuyển giao khi mà người bán chuyển toàn bộ hàng cho người chuyên chở từ sân bay/cảng biển. Khi áp dụng điều kiện này trong lĩnh vực thương mại thì mọi người cần xác định được chính xác địa điểm chuyển giao rủi ro cùng trách nhiệm mỗi bên, chi phí các bên cần trả khi mà hoàn tất giao dịch.

Trong trường hợp có nhiều người chuyên chở, nơi đến quy định mặc định là người chuyên chở đầu tiên do người bán chọn khi 2 bên không thỏa thuận được địa điểm cụ thể. Nói chung để đảm bảo hiệu quả nhất thì các bên cần có thống nhất nơi đến rõ ràng trong hợp đồng. Bởi vì nó là nơi mà người bán phải chịu chi phí để vận chuyển đến điểm đó.

Ngoài ra thì quy tắc CIP này còn quy định người bán thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhưng mà không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu hay thanh toán chi phí liên quan đến hải quan nhập khẩu.

Trách nhiệm của người bán, người mua khi giao hàng theo CIP

Trong điều kiện thương mại hàng hóa CIP sẽ có quy định đầy đủ mọi trách nhiệm của cả 2 bên khi thực hiện tham gia trao đổi và mua bán. Cụ thể bao gồm.

Trách nhiệm người bán

  • Giao hàng hóa đến đúng địa điểm đã cam kết ghi trong hợp đồng
  • Chịu tất cả tổn thất và rủi ro liên quan đến hàng hóa trước khi mà giao hàng cho đơn vị vận tải nào đó.
  • Thông báo đến người mua hàng trong trường hợp hàng chuẩn bị xong. Khi hàng hóa mà giao đến cho bên vận tải và khi đến điểm đích như trong thỏa thuận.
  • Ký kết hợp đồng vận tải, giao hàng cho bên vận tải rồi trả cước phí khi đến địa điểm quy định.
  • Ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa trong khoảng thời gian hàng vận chuyển. Trả luôn cả chi phí bảo hiểm.
  • Thực hiện thông quan hàng hóa, chịu chi phí liên quan đến thông quan
  • Cung cấp đủ chứng từ hóa đơn về vận tải, bảo hiểm hay những chứng từ khác liên quan đến mua bảo hiểm.
  • Cung cấp một số chứng từ bắt buộc như chứng từ vận tải, hợp đồng, giấy chứng nhận, giấy phép xuất khẩu và đơn bảo hiểm.
Trách nhiệm người bán

Trách nhiệm người mua

Bên cạnh trách nhiệm của người bán thì người mua cũng cần có những trách nhiệm nhất định để đảm bảo hàng hóa đến tay an toàn, tối ưu hóa chi phí nhất. Đó là:

  • Chấp thuận giao hàng khi mà hàng hóa giao cho bên vận tải. Nhận hóa đơn, đơn bảo hiểm hay chứng từ xuất nhập khẩu bất kỳ liên quan đến mức bảo hiểm.
  • Thông qua xuất khẩu, chịu tất cả chi phí về thông quan
  • Chứng từ khác để được quá cảnh tại nước thứ 3, thông quan nhập khẩu
  • Chịu mọi tổn thất và rủi ro liên quan có đến hàng hóa khi mà hàng hóa giao cho bên vận chuyển.

Bảo hiểm, rủi ro trong điều kiện giao hàng CIP là gì?

Quá trình xác định bảo hiểm, rủi ro hàng hóa ở trong điều kiện giao hàng CIP chính là nội dung tương đối quan trọng. Theo đó nó sẽ giúp cho các bên đảm bảo quyền lợi và xác định được chính xác nghĩa vụ của mình mỗi khi tham gia giao dịch.

Chuyển giao rủi ro trong CIP

Chuyển giao rủi ro với hàng hóa ngay tại thời điểm mà người bán hoàn tất mọi công việc có liên quan đến giao hàng cho người vận tải đầu tiên. Tất cả do người bán chỉ định rồi ký hợp đồng. Dù áp dụng với bất kỳ một hình thức vận chuyển nào đi chăng nữa thì người bán cũng cần chịu trách nhiệm dỡ hàng hóa khỏi phương tiện vận tải rồi bốc xếp lên phương tiện vận tải chính thức. Sau khi hoàn tất hết bước này mới chuyển giao rủi ro cho người mua được.

Quy định về bảo hiểm hàng hóa 

Khi mà bạn áp dụng các điều kiện giao hàng CIP thì cần xác định một điều là người bán là người mua bảo hiểm cho lô hàng đó. Hành động này nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa cũng như quyền lợi cho người mua.

Quy định về bảo hiểm hàng hóa trong Incoterms 2020

Xét theo quy định của CIP ở trong Incoterms 2020 thì người bán cần mua bảo hiểm ở mức A, đây là mức cao nhất. Theo đó quy định này được thay đổi tương đối lớn so với  Incoterms 2010 vì trước đó chỉ cần mua bảo hiểm mức C là được.

Trên đây là đầy đủ các thông tin liên quan đến CIP là gì cũng như điều kiện CIP trong giao hàng hóa thương mại mà VIETFUL muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn thuật ngữ này và áp dụng vào trong thực tế hiệu quả nhất. Mọi ý kiến thắc mắc cần tư vấn hay giải đáp về Giải pháp hoàn tất đơn hàng thì hãy liên hệ ngay với Vietful qua số hotline 097 384 3404 nhé!

Messenger Zalo OA Hotline 24/7