Commercial Invoice là gì? Tầm quan trọng của Commercial Invoice
27/03/2022
Commercial Invoice chính là một chứng từ cực kỳ quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hiện tại. Đương nhiên nếu như bạn đang hoạt động và làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì chắc chắn sẽ cảm thấy quen mặt với loại chứng từ này. Vì nó thể hiện giá mua và bán của hàng hóa mà nhà cung cấp buộc phải có để chi ra tiền nhà nhập khẩu hoặc xác định giá trị hải quan để từ đó tính giá nhập khẩu. Vậy bạn có biết Commercial Invoice là gì, nó đóng vai trò quan trọng như thế nào? Hãy cùng với Vietful đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Commercial Invoice là gì?
Mỗi khi đi mua sắm tại siêu thị hoặc thanh toán tại bất kỳ một siêu thị, cửa tiệm nào thì người mua sẽ nhận được hóa đơn. Đây cũng là dạng chứng từ tương đối phổ biến để xác minh hoạt động mua bán chi tiết.
Còn xét theo tầm vĩ mô hơn nó cũng tương tự. Commercial Invoice chính là bill của hoạt động mua bán quốc tế. Vậy thực chất thì Commercial Invoice là gì?
Cụ thể dịch ra tiếng Việt thì Commercial Invoice chính là hóa đơn thương mại. Là loại chứng từ cơ bản để yêu cầu người mua trả số tiền hàng được ghi trên hóa đơn. Ở trên đó sẽ ghi thông tin đặc điểm hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, đơn giá, tổng giá trị hàng,… Đồng thời hóa đơn thương mại cũng là một cơ sở cần phải có để tính toán được các chi phí có liên quan đến thuế hải quan, chi phí bảo hiểm.
Hướng dẫn phân biệt Commercial Invoice
Ở trong mảng hoạt động ngoại thương thì sẽ xuất hiện rất nhiều loại hóa đơn khác nhau. Theo đó bạn có thể đã từng nghe đến một số loại hóa đơn như:
- Hoá đơn lãnh sự (Consular invoice)
- Hoá đơn chiếu lệ (Proforma invoice)
- Hoá đơn hải quan (Custom invoice)
- Hoá đơn chi tiết (Detailed invoice)
Hóa đơn thương mại cũng thuộc vào một trong những số đó. Bên cạnh đó mọi người cùng cần phân biệt Commercial Invoice với thuật ngữ non-Commercial Invoice. Bởi vì đây là hóa đơn phi thương mại. Loại chứng từ này sẽ chỉ được dùng cho khai thông tin quá, thuế hải quan và không nhằm mục đích yêu cầu thanh toán.
Ngoài ra cần lưu ý giữa hóa đơn thương mại Commercial Invoice với Packing List. Hai chứng từ này hình thức tương đối giống nhau vì tạo ra từ 1 mẫu. Tuy thông tin trùng lặp thế nhưng mỗi loại sẽ có đặc thù riêng. Commercial Invoice thiên về thanh toán, thể hiện hàng hóa bao nhiêu tiền. Còn Packing List thì là phiếu đóng gói, thiên về hàng hóa đóng gói như thế nào, trọng lượng, thể tích bao nhiêu, bao nhiêu kiện,…
Chức năng của Commercial Invoice trong xuất nhập khẩu
- Chức năng thanh toán: Mục đích chính là để thanh toán. Đây sẽ là chứng từ hợp pháp để người bán có căn cứ yêu cầu người mua trả tiền. Do vậy nó sẽ ghi rõ các nội dung có liên quan đến tiền tệ như là tổng giá tiền cả chữ và số, giá sản phẩm và đơn vị,…. cùng con dấu và chữ ký đầy đủ.
- Chức năng khai giá hải quan: Giá cả ghi trên Commercial Invoice sẽ là căn cứ để tính toán thuế xuất nhập khẩu. Có thể tính kèm những chi phí khác. Thông tin khác như ngày phát hành hóa đơn, số hóa đơn được dùng để kê khai điện tử.
- Chức năng tính tiền bảo hiểm: Cũng tương tự tờ khai hải quan thì giá ghi ở Commercial Invoice được sử dụng để làm cơ sở tính tiền bảo hiểm.
Một số hình thức và nội dung Commercial Invoice
Ở trên hóa đơn thương mại sẽ có khá nhiều nội dung khác nhau. Nó sẽ có những nội dung bắt buộc và nội dung sử dụng để tham chiếu hoặc thêm vào. Điều này sẽ dựa theo yêu cầu của các bên khi thực hiện đàm phán hợp đồng.
Thông tin người mua, người bán
Người lập hóa đơn là người bán. Thông tin thể hiện là người hưởng thụ ghi trên tín dụng chứng nếu như dùng phương thức tín dụng chứng từ. Thông tin cơ bản yêu cầu bao gồm địa chỉ, tên công ty, số điện thoại liên hệ. Với người bán sẽ cần ghi rõ họ tên, địa chỉ người gửi hàng và tên quốc gia xuất khẩu.
Số Invoice và ngày Invoice
Nội dung hóa đơn thương mại gồm 02 tiêu chí: Số cùng ngày hóa đơn. Ngoài ra còn có nhà xuất khẩu, nhập khẩu để lưu trữ hồ sơ theo như số hóa đơn thương mại. Gồm:
- Số Invoice: Tên viết tắt hợp lệ từ phía xuất khẩu quy định
- Ngày Invoice: Căn cứ theo thông lệ hoạt động. Được lập khi hợp đồng được 02 bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa.
Phương thức vận chuyển, thanh toán
Không bắt buộc ghi số chuyến hay tên của vận chuyển. Tuy nhiên cần phải ghi rõ các phương thức. Đó có thể là đường không, đường bộ, tên cảng/sân bay, đường không nhận hàng tương ứng. Còn thanh toán là một trong những hình thức như thanh toán tiền T/T, thư tín dụng chứng từ L/C, thanh toán nhờ thu chứng từ D/P, D/A.
Thông tin hàng hóa
Là mô tả chi tiết các sản phẩm gồm tên thông thường, mã hiệu, cấp hạng, số hiệu, ký hiệu hàng hóa khi đang lưu thông ở trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Thêm nữa là số mã hiệu bao gói hàng hóa.
Số hóa đơn, ngày phát hành
Là tiêu chí cần thiết phục vụ cho công việc tra cứu. Hơn nữa khi mà đơn hàng xuất hiện vấn đề ngoài ý muốn thì thông tin này được ghi chú từ người bán hay công ty chịu trách nhiệm sản xuất. Bên cạnh đó thì nó còn là nội dung để khai báo các thủ tục liên quan trong quá trình xuất nhập khẩu.
Quốc gia xuất nhập hàng hóa
Thông tin quốc gia xuất nhập khẩu sẽ là thông tin bắt buộc nhằm truy xuất nguồn gốc của hàng hóa. Hiện giờ chưa có quy định cụ thể liên quan đến khai báo nội dung trong Invoice. Nhưng tên quốc gia sẽ giúp kiểm tra, ngăn chặn trường hợp hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng lậu và hàng cấm,…
Tổng tiền
Tổng số tiền sẽ căn cứ theo lượng kiện hàng, gồm cả trọng lượng bao bì. Theo đó đây chính là thông tin có ở trong Packing list. Do vậy không bắt buộc phải khai ở Commercial Invoice.
Mong rằng qua đây bạn đọc đã hiểu được Commercial Invoice là gì cũng như hình thức và nội dung bên trong. Qua đó phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao nhất. Mọi ý kiến thắc mắc hay có nhu cầu cần tư vấn về dịch vụ hoàn tất đơn hàng thì hãy liên hệ với Vietful qua số hotline 097 384 3404 nhé!