CTC là gì? Các ưu nhược điểm nổi bật của phương pháp CTC

20/04/2022

Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC dùng để xác định xuất xứ hàng hóa phổ biến hiện nay. Vậy CTC là gì? Phương pháp CTC này có những ưu nhược điểm như thế nào? Các cấp độ thay đổi của phương pháp CTC ra sao? Bài viết dưới đây của VietFul sẽ hướng dẫn chi tiết nhất để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn.

CTC là gì?

CTC là phương pháp chuyển đổi mã số thuế hàng hóa

CTC được viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Code Transfer of Commodity”. CTC là phương pháp chuyển đổi mã số thuế hàng hóa. Đây là phương pháp dùng để xác định xuất xứ hàng hóa. Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa này được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Cụ thể các loại hàng hóa có xuất xứ khác nhau sẽ được căn cứ vào sự chuyển đổi mã số thuế HS. Cụ thể là mã số thuế HS code trong biểu thuế với 8 chữ số. Phương thức CTC có các cấp độ thay đổi khác nhau như chuyển đổi chương, chuyển đổi nhóm, chuyển đổi phân nhóm và chuyển đổi dòng thuế.

Các cấp độ thay đổi của phương pháp CTC như thế nào?

Phương pháp CTC là gì? Phương thức CTC có những cấp độ thay đổi như thế nào? Thực tế có 3 cấp độ chuyển đổi chính của phương thức CTC như sau:

Chuyển đổi chương CC

Phương thức CTC với cấp độ chuyển đổi chương CC thì hàng hóa sẽ được công nhận xuất xứ sau khi trải qua quá trình sản xuất. Các nguyên liệu dùng để sản xuất có sự chuyển đổi từ chương này sang chương khác của biểu thuế xuất nhập khẩu.

Cấp độ chuyển đổi chương CC

Ví dụ Sản phẩm là thịt tươi sống là mặt hàng nhập khẩu thuộc chương 2 trong biểu thuế. Sau khi thịt tươi được chế biến và đóng hộp sẽ được áp mã số thuế thuộc chương 16. Mã số thuế này được công nhận tại nước mà quy trình chế biến đóng hộp diễn ra.

Chuyển đổi phân nhóm CTSH

CTC là gì? Chuyển đổi phân nhóm CTSH là việc chuyển đổi mã HS ở cấp độ 6 chữ số. Cụ thể hàng hóa được đổi sang phân nhóm khác và có sự thay đổi 6 chữ số đầu tiên trong mã HS Code.

Ví dụ mặt hàng tiêu xay có mã HS Code là 0904.12.00 được sản xuất từ tiêu hạt có HS Code là 0904.11.00. Do đó tiêu xay là mặt hàng có xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí chuyển đổi CTSH.

Chuyển đổi nhóm thuế CTH

CTC là gì? Đối với mức chuyển đổi CTH thì nhóm thuế sẽ được thay đổi. Cụ thể 4 chữ số đầu trong mã số thuế HS Code sẽ được thay đổi. Ví dụ nguyên liệu thép có 4 chữ số đầu trong mã HS Code là 7208. Khi nguyên liệu thép chuyển đổi thành các sản phẩm thép sẽ chuyển mã HS thành 7210.

Có nhiều cấp độ chuyển đổi CTC khác nhau

Ưu nhược điểm của phương pháp CTC là gì?

Thực tế, phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC được ứng dụng khá nhiều. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm và hạn chế nhất định. Cụ thể một số ưu điểm và nhược điểm của CTC dưới đây.

Ưu điểm của CTC

CTC được áp dụng khá nhiều trong lĩnh vực logistics, xuất khẩu hàng hóa. Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC có ưu điểm là tương đối dễ để thực hiện.
  • Ngoài ra phương pháp này còn giải thích các tiêu chuẩn cần phải thỏa mãn một cách rõ ràng. Nhờ đó nhà sản xuất có thể lựa chọn phương pháp sản xuất hiệu quả nhất để đáp ứng tiêu chuẩn về xuất xứ.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp CTC

Hạn chế của phương pháp CTC là gì?

Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC có nhược điểm là rất dễ gây tranh cãi khi phân loại hàng hóa. Cụ thể mã HS Code được hình thành để phân loại hàng hóa khi áp thuế xuất nhập khẩu. Mã HS Code này không phù hợp để cấp xuất xứ hay phản ánh quy trình sản xuất của sản phẩm đó.

Do đó khi chuyển đổi theo phương pháp CTC sẽ dễ nhầm lẫn khi để các loại hàng hóa cùng 1 mã HS. Tuy nhiên những sản phẩm này chưa chắc đã cùng tính chất hay quy trình sản xuất với nhau.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về CTC là gì? Những cấp độ thay đổi và ưu nhược điểm của phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về CTC. Nếu khách hàng có nhu cầu thuê phần mềm quản lý kho bãi hãy liên hệ VietFul qua hotline 097 384 3404 để được đội ngũ nhân viên tư vấn và báo giá chi tiết nhé.

Messenger Zalo OA Hotline 24/7