Tìm hiểu khái niệm D/O là gì và những quy định bạn cần biết

01/02/2022

Nếu doanh nghiệp của bạn đang chuẩn bị thực hiện quá trình xuất nhập khẩu thì bạn không thể bỏ qua những quy định về D/O là gì cũng như phí D/O và các yếu tố liên quan. Những chia sẻ chi tiết sau đây của VietFul sẽ giúp bạn hiểu rõ những yếu tố có thể ảnh hưởng quan trọng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp này.

D/O là gì? D/O có giống phí D/O không?

D/O là viết tắt của thuật ngữ Delivery Order là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu được nhận để trình bày cho cơ quan có trách nhiệm giám sát kho hàng trước khi thực hiện việc thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,…

D/O là gì?

Phí D/O là viết tắt của thuật ngữ Delivery Order fee hay còn có tên gọi khác là phí lệnh giao hàng, phí này sẽ phát sinh trong trường hợp hàng đã cập cảng và hãng tàu hay forwarder thực hiện việc làm D/O lệnh giao hàng để những consignee có thể mang D/O này ra cảng và xuất trình với cơ quan hải quan để lấy hàng.

Rất nhiều người hiểu lầm rằng phí này là một loại phí chứng từ vì từ D/O giống với chữ Documentation nhưng điều này hoàn toàn sai nhé! Phí chứng từ có thuật ngữ là Documentation fee. Phí chứng từ phát sinh khi shipper hay consignee yêu cầu forwarder hỗ trợ việc làm packing list,  sales contract hay commercial invoice,… thì mới phải trả phí chứng từ.

Với định nghĩa D/O là gì cũng như phí D/O trên đây, bạn có thể hiểu rằng lệnh giao hàng là một loại giấy chỉ thị người đang giữ hàng có trách nhiệm phải giao hàng cho người có tên trong lệnh giao hàng consignee. Chính vì thế, doanh nghiệp nhập khẩu muốn nhận được hàng thì phải tập hợp đầy đủ các lệnh giao hàng theo quy định cần thiết của lô hàng.

D/O có mấy loại?

Theo như định nghĩa về D/O là gì thì sẽ có các loại D/O sau đây:

  • D/O của forwarder: Đây được hiểu là một lệnh giao hàng mà đại lý vận chuyển ban hành để yêu cầu người đang quản lý hàng phải giao cho người nhận. Tuy nhiên, người lấy hàng cần phải có thêm một số chứng từ cần thiết khác thì mới có thể lấy được hàng.
  • D/O của hãng tàu: Là một lệnh giao hàng mà hãng tàu ban hành để yêu cầu người đang quản lý hàng phải giao cho người nào đó. Thông thường, quy trình này sẽ như sau: Hãng tàu sẽ ra lệnh yêu cầu giao hàng cho forwarder và sau đó forwarder yêu cầu giao hàng cho consignee của doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng đó.

Những thông tin quan trọng trên D/O

Trên D/O có những thông tin quan trọng bạn nên biết, bao gồm:

  • Tên tàu và hành trình của tàu
  • Thông tin người nhận hàng (Consignee)
  • Cảng dỡ hàng (POD)
  • Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods)
  • Các thông tin về hàng hóa như khối lượng, trọng lượng, thể tích,… (Gross Weight, Net weight….)
Những thông tin quan trọng trên D/O

Và để lấy được lệnh D/O bạn không chỉ hiểu khái niệm D/O là gì mà còn phải hiểu rõ quy trình cụ thể sau đây:

Lệnh giao hàng này thường bao gồm 3 bản, là các chứng từ mà buộc người giao hàng phải có. Như đã nói ở trên, Consignee không chỉ cần lệnh giao hàng là có thể đến lấy hàng mà phải có thêm một số chứng từ khác theo đúng quy định, chẳng hạn như:

  • Giấy tờ cá nhân chứng nhận nhân thân của người nhận hàng (CMND/Thẻ căn cước)
  • Giấy giới thiệu
  • Thông báo hàng đến
  • Vận đơn photo và phải có ký hậu và đóng dấu hoặc có thể sử dụng vận đơn gốc mà có ký hậu và đóng dấu của phía ngân hàng ( nếu doanh nghiệp đang sử dụng hình thức thanh toán bằng L/C).

Sau khi đã có trong tay B/L cùng giấy báo hàng đến của hãng tàu và đầy đủ các chứng từ nêu trên, bạn hãy đến ngay hãng tàu hoặc công ty FWD để lấy lệnh. Việc lấy lệnh và việc làm thủ tục hải quan hoàn toàn độc lập vì thế bạn có thể thực hiện song song hoặc thực hiện việc lấy lệnh D/O trước.

Hy vọng toàn bộ thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ D/O là gì cũng như có thể nắm được quy trình lấy hàng khi cần nhập hàng hóa. Nếu vẫn còn thắc mắc và cần đơn vị hỗ trợ để tiết kiệm chi phí và thời gian thì hãy liên hệ ngay với Vietful qua hotline 097 384 3404 để được tư vấn chi tiết giải pháp xử lý đơn hàng nhanh chóng.

Messenger Zalo OA Hotline 24/7