Freight Prepaid là gì? Những thông tin cơ bản về Freight Prepaid 

20/11/2022

Những ai làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chắc hẳn đã quá quen với khái niệm Freight Collect và Freight Prepaid. Vậy Freight Prepaid là gì? Có sự khác nhau nào giữa hai khái niệm nêu trên. Xin mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây để phân biệt hai khái niệm Freight Collect và Freight Prepaid.

Freight Prepaid là gì?

Freight Prepaid được hiểu là cước phí mà shipper cần chi trả tại cảng load hàng. Loại cước phí này được sử dụng nhiều trên Bill quy định các loại hàng hóa mua bán với giá CIF.

Cước Prepaid được thực hiện nhằm tránh rủi ro cho hãng tàu khi vận chuyển. Điều này còn giúp loại bỏ tình trạng hãng tàu bị nợ cước không đòi được.

  • Nếu bên xuất khẩu là bên thuê tàu thì hãng tàu cần thu cước Freight Prepaid trước. Lý do bởi bên nhập  khẩu trình giấy tờ hợp lệ là có thể giải phóng hàng hóa khiến cho hãng tàu bị nợ cước.
  • Nếu bên nhập khẩu là bên thuê tàu thì hãng tàu có thể thu tiền sau. Bởi lúc này, hàng về cảng đích thì bên nhập khẩu cần thanh toán tiền đầy đủ mới được lấy hàng.
Freight Prepaid được thể hiện phổ biến trong vận đơn xuất nhập khẩu

Tìm hiểu Freight Collect là gì?

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm Freight Prepaid là gì, bạn cần biết Freight to Collect là gì. Đây là loại cước tàu mà người mua sẽ trả ở cảng đến. Cước phí Freight Collect xuất hiện nhiều tại hợp đồng EXW, FOB và làm hàng chỉ định. Đối tượng chịu trách nhiệm thu cước tàu này là những đại lý của forwarder tại cảng dỡ hàng.

Cước tàu Freight Collect mà người mua sẽ trả ở cảng đến

So sánh giữa Freight Collect và Freight Prepaid là gì?

Freight Prepaid và Freight Collect là hai cước phí khác nhau tuy nhiên có nhiều trường hợp khá nhầm lẫn. Dưới đây là một số các điểm giống và khác biệt lớn nhất của hai loại cước phí này.

Điểm giống nhau

Cả hai cước phí Freight Collect, Freight Prepaid đều phải thanh toán tại cảng load hàng và cảng dỡ hàng. Trong đó:

  • Shipper là người trả cước phí nêu trên tại cảng load hàng cho hãng tàu.
  • Consignee là đối tượng trả local charges tại cảng dỡ hàng cho hãng tàu.
Sự giống nhau của 2 loại cước phí

Điểm khác nhau

Điểm khác nhau để phân biệt giữa 2 khái niệm Freight Collect và Freight Prepaid là vị trí trả cước tàu. Cụ thể, cước Prepaid sẽ được thanh toán tại cảng xuất, còn Collect được thanh toán tại cảng nhập. Hoặc vị trí trả cước có thể ngược lại.

Ngoài ra, cước phí Collect sẽ bắt buộc phải làm House bill còn cước phí Prepaid có thể làm House bill hay Master bill tùy theo. Đây là 2 điểm khác biệt lớn nhất của 2 cước phí Freight Collect và Freight Prepaid.

Mục đích thu cước phí Freight Collect và Freight Prepaid

Freight Prepaid là gì? Mục đích thu cước phí Freight Collect và Freight Prepaid để làm gì? Thực chất việc thu 2 cước phí này là để tránh rủi ro cho hãng tàu, loại bỏ việc bị nợ cước không đòi được.

Mục đích khi thu cước phí Freight Collect và Freight Prepaid

Freight Prepaid xuất xứ FOB là người bán chịu trách nhiệm về sự an toàn, chi phí lô hàng khi vận chuyển. Còn quyền sở hữu lô hàng được chuyển cho người mua khi hàng được thực hiện vận chuyển. Nếu là trả trước hàng hóa với FOB Destination thì người bán còn duy trì quyền sở hữu hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

Vì thế, Freight prepaid là chi phí vận chuyển đã được thanh toán và không được hoàn lại. Mặc dù đây là cước phí được trả trước nhưng các chi phí bốc dỡ tại bến, chi phí liên quan khác không phải là một phần của nó.

Freight Prepaid là gì đã được chúng tôi giải đáp rất chi tiết ở trên. Việc hiểu rõ cước phí Freight Collect và Freight Prepaid và điểm khác biệt sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu các giải pháp quản lý hàng hóa, kho hàng hãy liên hệ Vietful theo hotline 097 384 3404

Messenger Zalo OA Hotline 24/7