Giá CIF là gì? Những thông tin cần biết liên quan CIF 

04/12/2021

Giá CIF là gì? Trong xuất nhập khẩu hàng hóa thì giá CIF thể hiện giá tính tại cầu cảng nước xuất khẩu. Và FOB luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vậy thực chất CIF là gì? FOB là gì? Và sự khác nhau giữa CIF và FOB là như thế nào? Hãy tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!

Giá CIF là gì? Những điều cần biết về giá CIF

Giá CIF là loại giá tính tại cầu cảng nước nhập khẩu, tức bên bán chịu mọi chi phí đến khi hàng hóa giao tại cảng của bên mua. CIF là chữ viết tắt của Cost, Insurance, Freight trong tiếng Anh.

Giá CIF là gì?

Trong hợp đồng mua bán quốc tế, điều kiện giao hàng CIF thường được viết liền cùng tên cảng biển. Trường hợp điều kiện giao hàng CIF thì người bán sẽ đưa hàng từ kho ra cảng. Trong đó, mọi chi phí về thủ tục hải quan, thuê tàu, bảo hiểm hàng hóa,… sẽ được tính hết trong giá CIF.

Giá CIF là gì? Giá CIF được tính tại cầu cảng của nước nhập khẩu

Để hiểu rõ hơn khái niệm giá CIF là gì, bạn cần hiểu rõ thuật ngữ Incoterms. Đây là tập hợp quy tắc thương mại quốc tế như điều khoản, quy định về trách nhiệm bên bán và mua trong hợp đồng ngoại thương. Lưu ý giá CIF chỉ được áp dụng cho vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa.

Giá CIF là một trong các điều khoản thuộc Incoterms. Nội dung của giá CIF quy định người bán hàng sẽ chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển hàng đến cảng đích. Lúc này bên bán sẽ hoàn thành trách nhiệm khi lô hàng được xếp lên boong tàu tại cảng.

Giá CIF là điều khoản trong Incoterms

Chuyển giao rủi ro trong điều khoản CIF

Nội dung điều khoản CIF quy định rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng. Cụ thể người bán sẽ phải mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua. Khi có tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì người mua sẽ được quyền đứng ra đòi bảo hiểm bồi thường.

Theo quy định CIF thì bên bán phải trả phí vận chuyển lô hàng và không phải chịu trách nhiệm rủi ro cho lô hàng khi vận chuyển.

Khi nào nên áp dụng giá CIF? 

Giá CIF là gì? Đây là một điều khoản có lợi cho các công ty xuất nhập khẩu quy mô vừa và nhỏ. Những trường hợp nên sử dụng giá CIF như sau:

  • Trách nhiệm của bên mua với hàng hóa cao hơn nhưng chi phí chịu ít hơn. Bởi vì bên bán đã gánh các khoản chi phí trên để vận chuyển hàng hóa đến cho bên mua.
  • Giá CIF sẽ khiến người mua tốn nhiều chi phí hơn vì người bán trực tiếp làm việc với bên vận chuyển.

So sánh giữa giá CIF và FOB

Ở nội dung trên chúng ta đã hiểu rõ giá CIF là gì. Giá CIF và FOB là hai điều kiện giao hàng phổ biến được áp dụng trong xuất nhập khẩu. Dưới đây là những thông tin so sánh giữa giá CIF và giá FOB để bạn đọc tham khảo.

Sự khác nhau giữa giá CIF và FOB

Điểm giống nhau giữa giá CIF và giá FOB

  • CIF và FOB là 2 điều kiện giao hàng trong Incoterm sử dụng cho vận tải thủy quốc tế và nội địa.
  • Đối với hai hình thức này thì vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro đều tại cảng xếp hàng.
  • Người bán sẽ có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu còn người mua làm thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.

Điểm khác nhau giữa giá CIF và FOB

  • Điều kiện trong Incoterm: Đối với CIF bao gồm tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu, còn FOB là giao hàng lên tàu.
  • Trách nhiệm thuê tàu vận tải: Đối với CIF thì người bán cần tìm kiếm tàu vận chuyển. Đối với FOB thì người mua chịu trách nhiệm thuê tàu vận chuyển.
  • Bảo hiểm: Đối với CIF thì người bán sẽ ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu. Đối với FOB thì người bán không phải mua bảo hiểm lô hàng hóa.
  • Đối với CIF thì người mua cần phải có trách nhiệm cuối cùng khi hàng hóa đã đến cảng dỡ hàng.
Sự khác nhau giữa hai hình thức CIF và FOB

Ý nghĩa của giá CIF và giá FOB

Giá CIF là gì? Ý nghĩa giá CIF và FOB như thế nào? Đối với các nước xuất khẩu nên sử dụng giá CIF nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp xuất khẩu. Trong đó quốc gia xuất khẩu sẽ thu tiền bảo hiểm và phí vận chuyển. Ngoài ra việc sử dụng giá CIF còn giúp bên đơn vị xuất khẩu chủ động trong việc thuê phương tiện vận chuyển.

Giá CIF và FOB mang nhiều ý nghĩa

Đối với nước nhập khẩu nên lựa chọn giá FOB bởi sẽ tiết kiệm một khoản chi phí vận chuyển. Không những thế khối lượng ngoại tệ bỏ ra ít giúp cán cân thương mại ổn định. Sử dụng giá FOB giúp đơn vị nhập khẩu chủ động hơn khi nhập khẩu hàng hóa.

Hướng dẫn cách tính giá CIF chính xác nhất

Giá CIF là gì đã được chúng ta giải thích ở trên. Vậy mối quan hệ giữa giá FOB và giá CIF như thế nào? Đây là hình thức biểu hiện giá quốc tế theo điều kiện mua bán.

Mối quan hệ giữa giá FOB và giá CIF được thể hiện thông qua công thức sau:

Giá CIF = Giá FOB + Chi phí bảo hiểm quốc tế + Cước phí vận chuyển

Giá CIF là mức giá được tính tại cầu cảng đơn vị nhập khẩu, tức bên bán phải chịu mọi chi phí đến khi lô hàng được giao tại cảng bên mua.

Trên đây là những chia sẻ về khái niệm giá CIF là gì? Cách tính giá CIF như thế nào? Đối với những đơn vị xuất khẩu thì giá CIF sẽ có nhiều lợi thế hơn cho cán cân thương mại và quốc gia. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào hãy liên hệ với VIETFUL theo hotline 097 384 3404

Messenger Zalo OA Hotline 24/7