Gross Profit Margin là gì? Vai trò và ý nghĩa nổi bật của nó
06/11/2022
Gross Profit Margin là 1 trong những thông số quan trọng trong kinh doanh. Vậy Gross Profit Margin là gì? Đây là tỷ suất lợi nhuận gộp dùng để xác định tình hình tài chính, đánh giá mô hình kinh doanh hiệu quả hay không. Cùng tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của tỷ suất này qua nội dung dưới đây.
Gross Profit Margin là gì?
Gross Profit Margin có tên gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận gộp. Đây là chỉ số biểu thị tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của hoạt động kinh doanh mỗi doanh nghiệp.
Thông qua tỷ suất này sẽ biết được số tiền lãi mà doanh nghiệp nhận được trong khoảng thời gian nào đó. Tỷ suất này cũng được sử dụng làm cơ sở tính toán tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên. Nhờ đó, giúp chủ doanh nghiệp theo dõi sự tăng trưởng lợi nhuận trong công ty và so sánh với đối thủ.
Gross Profit Margin được biểu thị dưới dạng phần trăm (%). Đây là chỉ số đại diện cho khả năng sinh lời, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chỉ số này cũng thể hiện sự chênh lệch giá bán và giá vốn mặt hàng nào đó.
Vai trò của Gross Profit Margin là gì?
Khi giá trị biên độ lợi nhuận cao cho thấy doanh nghiệp đang sinh lời rất tốt. Do vậy, việc tính toán chỉ số Gross Profit Margin cho từng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở đưa ra chính sách giá. Chỉ số này cũng có thể sử dụng khi đàm phán chi phí mua nguyên vật liệu với nhà phân phối.
Hơn nữa, khi tính Gross Profit Margin từng sản phẩm sẽ so sánh được sự đóng góp của sản phẩm đó với hoạt động kinh doanh. Do vậy, đây là chỉ số đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh doanh của đơn vị.
Ý nghĩa tỷ suất Gross Profit Margin như thế nào?
Ý nghĩa của Gross Profit Margin là gì? Cụ thể một số ý nghĩa quan trọng của tỷ suất lợi nhuận gộp như sau:
- Lợi nhuận gộp là mức lợi nhuận đầu tiên giúp chúng ta nhận biết doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hiệu quả như thế nào so với đối thủ cạnh tranh.
- Tỷ suất lợi nhuận gộp bằng lợi nhuận gộp chia doanh thu. Tỷ số này giúp nhà phân tích so sánh mô hình kinh doanh thông qua số liệu định lượng.
- Chỉ số này cho biết 1 đồng doanh thu thu tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Đây chính là chỉ số vô cùng hữu ích khi so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh.
- Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn thì doanh nghiệp có lãi hơn và kiểm soát chi phí tốt hơn.
So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp với tỷ suất lợi nhuận ròng
Gross Profit Margin là chỉ số thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trước các khoản chi phí. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận ròng thể hiện lợi nhuận sau các khoản chi phí gián tiếp. So sánh về công thức tính thì Gross Profit Margin dựa trên lợi nhuận gộp còn tỷ suất lợi nhuận ròng dựa theo lợi nhuận ròng.
Về mặt lợi ích thì Gross Profit Margin được sử dụng làm thước đo xác định tính hiệu quả trong kinh doanh và phân phối. Tỷ suất lợi nhuận ròng cho thấy khả năng vững mạnh về tài chính và lợi thế trước đối thủ.
Hai thuật ngữ này có điểm tương đồng duy nhất là đều phản ánh lợi nhuận và được định dạng theo tỷ lệ phần trăm.
Công thức tính tỷ suất Gross Profit Margin là gì
Công suất tính Gross Profit Margin như thế nào? Tỷ suất lợi nhuận gộp được tính theo công thức lợi nhuận gộp chia cho tổng doanh thu.
Cụ thể như sau:
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán
- Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu
Nếu doanh thu thay thế bằng doanh thu thuần thì công thức tính Gross Profit Margin như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Trong đó:
- Doanh thu là toàn bộ các khoản mà đơn vị thu về được từ hoạt động bán hàng và được phản ánh thông qua báo cáo tài chính.
- Giá vốn hàng bán là các khoản chi phí mà đơn vị phải bỏ ra trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ví dụ như chi phí sản xuất, phí bảo quản, lưu kho, chi phí vận chuyển, tiếp thị…
- Lợi nhuận là giá trị về doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Lợi nhuận của các doanh nghiệp tương ứng sẽ khác nhau.
Lưu ý cần biết khi đánh giá kết quả Gross Profit Margin
Sau khi đã hiểu Gross Profit Margin là gì, bạn cần lưu ý các điều sau khi đánh giá tỷ suất lợi nhuận gộp:
Nhà quản trị cần lưu ý giá trị phản ánh lợi nhuận so với doanh thu. Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao thì chứng tỏ đang có lãi ròng thu về rất khả quan.
Ngoài ra, khi so sánh hai doanh nghiệp cùng một lĩnh vực kinh doanh thì doanh nghiệp nào đạt lợi nhuận gộp cao thì sẽ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên đây là đánh giá cảm quan mà cần dựa vào giá trị phản ánh qua doanh thu để đem lại giá trị về lợi nhuận.
Khi theo dõi tỷ suất lợi nhuận gộp này chỉ cho biết lợi nhuận đạt được có phù hợp giá trị hoạt động của đơn vị không. Thông qua việc phân tích chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp giúp chúng ta hiểu rõ tiềm năng phát triển của đơn vị. Từ đó có các phương án điều chỉnh giá cả, chính sách bán hiệu quả.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về Gross Profit Margin là gì, Vai trò và ý nghĩa của chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp. Nếu quý khách cần tư vấn về các giải pháp quản lý hàng hóa, kho bãi hãy liên hệ Vietful theo hotline 097 384 3404