Hàng tồn kho là gì? Đặc điểm và vai trò của hàng tồn kho

27/03/2022

Khái niệm hàng tồn kho là gì đã không còn quá xa lạ đối với mọi người nữa. Trên thực tế nhiều người cho rằng đây là loại hàng không bán được tồn trong kho. Đồng thời được xem như là vấn đề tiêu cực với doanh nghiệp khi có số lượng nhiều. Tuy nhiên hàng tồn kho có bản chất là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được giữ bán trong suốt kỳ sản xuất kinh doanh hoặc là trong quá trình sản xuất kinh doanh dang dở. Để hiểu rõ về mảng này, đặc điểm và vai trò của hàng tồn kho ra sao thì mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa hàng tồn kho là gì?

Như đã trình bày ở trên thì khi nhắc đến hàng tồn kho, mọi người hay nghĩ nó là hàng tồn đọng trong xưởng vì không bán ra được thị trường hoặc nó là hàng bị lỗi, làm sai khi sản xuất,… Đơn giản hơn thì hàng tồn kho nhiều người nghĩ là hàng ế, sẽ bị thanh lý giá rẻ.

Thế nhưng nhận định này hoàn toàn sai lầm vì nếu xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. Thì đây được xem như là chủ đề lớn trong kinh doanh và cả trong kinh tế học nữa. Cụ thể hàng tồn kho chính là những mặt hàng sản phẩm mà doanh nghiệp giữ bán lại sau cùng. Nghĩa là những mặt hàng dự trữ, doanh nghiệp sản xuất để bán kèm những thành phần khác để nhằm tạo ra sản phẩm.

Hàng tồn kho là sản phẩm được giữ lại bán sau cùng

Dựa theo khái niệm này thì ta có thể thấy được rằng hàng tồn kho sẽ là liên kết chặt chẽ của việc sản xuất cũng như bán sản phẩm. Đồng thời nó còn chiếm tỷ trọng rất lớn và đóng vai trò nổi bật ở trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Vì thế nếu như bạn biết cách quản trị mặt hàng này tốt thì chắc chắn sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt phí không cần thiết, tăng lợi nhuận tối ưu.

Hàng tồn kho gồm những gì?

Nếu bạn thắc mắc hàng tồn kho gồm những gì thì một số chia sẻ dưới đây là dành cho bạn. Nó được xác định bằng cách dựa theo đặc điểm hàng hóa hay chủng loại hàng hóa. Cụ thể:

Xét theo đặc điểm hàng hóa

Nếu như dựa vào đặc điểm hàng hóa thì hiện hàng tồn kho đang được chia ra thành 04 loại cơ bản như sau:

  • Hàng tồn là nguyên liệu thô: Nó là nguyên liệu dùng để bán đi hay doanh nghiệp giữ lại phục cho cho công việc sản xuất trong tương lai. Được gửi đi gia công hay chế biến và đã mua đang trên đường về.
  • Hàng tồn là nguồn vật tư: Đây là đồ dùng văn phòng, bóng đèn, dầu, nhiên liệu, vật liệu làm sạch máy và các vật tư khác có giá trị tương đương. Nó đều là vật tư quan trọng, cần thiết để phục vụ cho sản xuất.
  • Hàng tồn là bán thành phẩm: Đây là sản phẩm đưa vào quá trình sản xuất. Nhưng mà chưa hoàn thành hoặc sản phẩm đã hoàn thành rồi mà chưa được làm thủ tục hoàn thành khi sản xuất.
  • Hàng tồn là thành phẩm: Là sản phẩm hoàn chỉnh khi trải qua đầy đủ mọi quy trình sản xuất.
Hàng tồn kho xét theo đặc điểm hàng hóa

Xét theo chủng loại hàng hóa

Nếu như mà dựa vào chủng loại hàng hóa thì hàng tồn kho phân loại cụ thể như sau:

  • Hàng hóa mua về để bán là hàng tồn kho: Gồm hàng đang đi trên đường, hàng gửi đang trên đường đi, hàng bất động sản, hàng tồn kho và hàng đang gửi đi để gia công, chế biến.
  • Sản phẩm dang dở: Là sản phẩm chưa được sản xuất hoàn thiện hay những sản phẩm hoàn thành rồi mà lại chưa được làm thủ tục nhập kho theo quy định.
  • Thành phần còn tồn kho hay thành phẩm được gửi đi bán
  • Hàng tồn kho cũng là nguyên vật liệu
  • Nguyên liệu, vật liệu được doanh nghiệp tiến hành nhập sản xuất, hàng được lưu giữ tại kho bảo thuế, gia công xuất khẩu và thành phẩm của doanh nghiệp.

Quản lý hàng tồn kho là gì?

Đây chính là công việc kiểm soát mọi quá trình từ đầu cho đến cuối gồm cả đặt hàng, lưu trữ cũng như sử dụng hàng tồn kho. Mặt hàng này bao gồm nhiều loại khác nhau như linh kiện, bán thành phẩm, thành phẩm, nguyên liệu thô,…

Việc quản lý những mặt hàng trên đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điều chuyển hàng hóa. Bao gồm một số tiêu chí như:

  • Tỷ lệ hàng tồn kho số lượng bao nhiêu thì hợp lý?
  • Kiểm soát hàng tồn kho tối ưu bằng cách nào?
  • Thời gian quản lý hàng tồn kho cần bao nhiêu chi phí?
  • Số lượng hàng hóa như vậy thì cần diện tích kho hàng bao nhiêu để đảm đủ đủ điều kiện đáp ứng?
  • Máy móc, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại có đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất đang cần hay là không?
  • …..

Mục đích quản lý hàng tồn kho

Căn cứ theo báo cáo nghiên cứu thì mục đích chính của công việc quản lý hàng tồn kho chủ yếu sẽ là dự phòng, đầu cơ và giao dịch. Cụ thể:

Mục đích quản lý hàng tồn kho
  • Dự phòng: Đó là việc dự trữ lại hàng tồn kho nhằm chuẩn bị cho tình huống kinh doanh tồi tệ nhất không may xảy ra. Tương tự ở trong một vài thời điểm thì cũng có giảm sút khối lượng ở trong cung ứng nguyên liệu. Vì thế nếu như doanh nghiệp gặp phải 2 trường hợp trên thì dự phòng hàng tồn kho sẽ là câu trả lời dành cho bài toán nan giải này mà doanh nghiệp đang gặp phải.
  • Đầu cơ: Là việc giữ hàng hóa tồn kho để giúp cho doanh nghiệp giành giật lợi thế ngay khi mức giá cả có sự thay đổi tích cực. Tăng hơn giá của hiện tại.
  • Giao dịch: Chiến lược duy trì hàng tồn kho cũng là cách để doanh nghiệp hạn chế tắc nghẽn ở trong sản xuất cũng như bán hàng. Điều này vừa đảm bảo được kinh doanh không gián đoạn vì thiếu nguyên liệu thô mà cũng không làm ảnh hưởng đến bán hàng do luôn sẵn hàng thành phẩm.

Vừa rồi là những kiến thức có liên quan đến giải pháp quản lý tồn kho là gì mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng nó sẽ giúp bạn hiểu được thông cơ cơ bản nhất về hàng tồn kho để từ đó có kế hoạch kinh doanh và bán hàng hiệu quả nhất. Mọi ý kiến thắc mắc cần tư vấn hay giải đáp về Giải pháp hoàn tất đơn hàng Fulfillment hãy liên hệ với Vietful qua hotline 097 384 3404 nhé!

Messenger Zalo OA Hotline 24/7