ICD Là Gì? Những Kiến Thức Về ICD Có Thể Bạn Chưa Biết

08/02/2022

Hiện nay nhiều hệ thống cảng cạn ICD được phát triển nhằm tăng tính hiệu quả trong ngành logistics trên các hành lang vận tải. Cảng cạn ICD góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông tại các cửa khẩu quốc tế, cảng biển và các đô thị lớn. Đồng thời giúp tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý. Ở bài viết dưới đây, VietFul sẽ bật tới bạn ICD là gì cùng thông tin liên quan!

ICD là gì?

ICD là viết tắt của tên tiếng anh Inland Container Depot, hay còn được gọi tắc là Depot. ICD có thể được hiểu là cảng cạn( cảng khô hoặc cảng nội địa). Nói một cách dễ hiểu, cảng cạn chính là một bộ phận mở rộng của cảng biển. Tuy nhiên nó lại nằm hoàn toàn trong khu vực nội địa để đáp ứng các nhu cầu thông quan hàng hóa.

Bên cạnh đó, ICD cũng giúp cho cảng biển giải phóng hàng nhanh hoặc tăng khả năng thông quan nhờ có các dịch vụ như: lưu kho bãi, đóng gói, thủ tục hải quan,… Cảng cạn ICD có sự gắn bó mật thiết với các hoạt động cảng biển và cảng đường thủy nội địa. Đây được xem như là một loại cửa khẩu đối với những loại hàng hóa được xuất – nhập bằng đường biển.

Cảng cạn ICD có sự gắn bó mật thiết với các hoạt động cảng biển

Các dịch vụ chính của cảng cạn ICD gồm:

  • Bãi chứa container có hàng
  • Điểm thông quan hàng hóa nội địa
  • Container rỗng và container hàng lạnh
  • Vận chuyển hàng dự án
  • Hàng siêu trường, siêu trọng
  • Dịch vụ bốc dỡ container
  • Làm kho ngoại quan, làm thủ tục hải quan,…

Bên cạnh đó, cảng cạn ICD còn có những chức năng phụ khác như: vận chuyển hàng nội địa, kho đóng hàng lẻ, đóng – rút hàng tại bãi, sửa chữa và vệ sinh container, lắp đặt trang thiết bị, làm bao bì, đóng gói chân không và vẽ mã hiệu hàng hóa,…

Vai trò của cảng cạn ICD

ICD là gì? ICD được xem là một mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức. Nó góp phần làm giảm chi phí vận chuyển và giảm đáng kể thời gian lưu hàng tại cảng. ICD có nhiều vai trò quan trọng như:

  • Làm điểm trung chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất hoặc nơi giao hàng đến cảng cạn, hoặc từ cảng biển đến cảng cạn.
  • Là nơi kiểm tra và hoàn thành các thủ tục hải quan xuất – nhập khẩu cần thiết.
  • Sửa chữa các container và thùng hàng rỗng.
  • Cung cấp các dịch vụ bốc xếp, tháo dỡ hàng hóa.
  • Giảm tải lượng hàng hóa ứ đọng tại cảng, giúp sự lưu thông hàng hóa liên tục và thúc đẩy tốc độ phát triển.
  • Giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển cho các nhà sản xuất và các chủ hàng.
Vai trò của ICD

Vai trò của cảng cạn là vô cùng quan trọng trong hệ thống vận tải container. Đây là cầu nối giữa nơi sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa xuất – nhập khẩu và cảng biển. Tại những khu vực có lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu được vận chuyển bằng container lớn, việc quy hoạch và phát triển các cảng cạn ICD càng trở nên cấp thiết nhất hiện nay.

Vai trò của những ICD có thể được thực hiện tốt nhất khi các ICD được quy hoạch đúng địa điểm, có thiết kế kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại và có thể kết nối thuận tiện với các cảng biển thông qua hệ thống giao thông nội địa. Đồng thời, ICD còn cần được tổ chức và phối hợp đồng bộ với các khâu khác của hệ thống như: cảng, vận tải biển, vận tải nội địa và trung tâm phân phối.

Cấu trúc của cảng cạn ICD

Sau khi nắm được định nghĩa ICD là gì và vai trò của nó, ở phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về một vấn đề quan trọng không kém khác đó chính là cấu trúc của một ICD. Hầu hết các cảng cạn ICD đều có diện tích rất lớn và chứa nhiều khu vực khác nhau. Các khu vực cần có của một cảng cạn ICD tiêu chuẩn bao gồm:

  • Cổng giao và nhận container.
  • Bãi chuyên chứa các container.
  • Khu vực riêng dành cho các hoạt động thông quan.
  • Khu vực văn phòng dùng để xử lý các giấy tờ và thủ tục hành chính.
  • Khu vực thu gom hàng lẻ.
  • Khu vực tái chế đóng gói hàng hóa.
  • Kho ngoại quan.
  • Xưởng sửa chữa và khu vực vệ sinh container.
  • Khu vực cho xe di chuyển.
Cấu trúc cảng ICD

Cơ sở kỹ thuật của ICD đạt chuẩn

Một ICD đạt tiêu chuẩn cần trang bị những cơ sở vật chất kỹ thuật sau:

  • Văn phòng làm việc cho hải quan, các hãng tàu, công ty giao – nhận, công ty vận tải nội địa,…
  • Diện tích mặt bằng đủ rộng để bố trí các khu vực chức năng như: khu vực giao – nhận, khu vực làm thủ tục hải quan, khu vực tháo dỡ và bốc xếp hàng hóa, khu vực dành cho lưu kho hàng hóa, khu tái chế và đóng gói hàng hóa,…
  • Trang bị đầy đủ thiết bị cho việc xếp dỡ container.
  • Đảm bảo hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy.
  • Có đầy đủ trạm hàng lẻ hay còn gọi là CFS với dịch vụ đóng/rút container.
  • Khu vực ICD phải đảm bảo an ninh, có tường rào bảo vệ và ngăn cách với khu vực xung quanh.

ICD tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

Hiện nay, Việt Nam có tiềm lực rất lớn trong việc phát triển ICD vì nước ta có lợi thế đường bờ biển dài cũng như có nhiều cảng biển lớn nhỏ trong nước. Theo thông tin của Bộ Giao thông Vận tải, trong những năm qua Việt Nam đã đầu tư rất tích cực để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống cảng biển.

Tình hình phát triển ICD tại Việt Nam

Tuy nhiên, hiệu quả lại chưa cao dẫn đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp. Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do ngành Logistics chưa có những chiến lược phát triển hợp lý.

Hiện tại, khu vực 8 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hoạt động khả quan nhất có các cảng cạn đang hoạt động là Sóng Thần, Tân Tạo, Phước Long,  Biên Hòa, Trường Thọ và Transimex.

Ở bài viết trên đây VietFul đã chia sẻ đến bạn những thông tin có thể bạn chưa biết về ICD. Nếu những thông tin này hữu ích với bạn thì đừng quên lưu về để có thể tham khảo khi cần thiết nhé! Nếu bạn có nhu cầu tư vấn Giải pháp hoàn tất đơn hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 097 384 3404 nhé!

Messenger Zalo OA Hotline 24/7