“Incoterm là gì?” – Các vấn đề cơ bản về Incoterm cần nắm bắt

09/04/2022

Hiểu incoterm là gì được cho là bước cơ bản nhất cho những ai theo học và làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Có thể trước đó nhiều người từng tiếp xúc với thuật ngữ incoterm, nhưng để hiểu rõ và áp dụng thuần thục thì lại là vấn đề khác biệt.

Vậy thuật ngữ Incoterm là gì? 

Incoterm là gì? Incoterm là từ viết ngắn của cụm International Commerce Terms với nghĩa là tập hợp những quy tắc thương mại quốc tế. Phạm vi nội dung chính của Incoterm là quy định trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng, điểm chuyển giao trách nhiệm, rủi ro, chi phí.

Incoterm là gì? Incoterm với nghĩa là tập hợp những quy tắc thương mại quốc tế

Tập hợp quy tắc này đã được chuẩn hóa và công nhận sử dụng trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới. Cơ quan soạn thảo, ban hành Incoterm của quá trình mua bán hàng hóa chính là Ủy ban Luật và Tập quán thương mại quốc tế.

Lịch sử hình thành, các điều khoản thương mại quốc tế Incoterm bắt đầu soạn thảo từ năm 1921. Đến năm 1936 bản soạn thảo lần đầu tiên với 11 bộ quy luật xác định trách nhiệm của các bên tham gia một giao dịch quốc tế đã công bố chính thức. Sau đó, Incoterm được tiến hành sửa đổi bổ sung tổng cộng 6 lần và mỗi bản Incoterm sẽ đi kèm điều kiện giao hàng khác nhau.

Incoterm hình thành với mục đích gì?

Thực tế, Incoterm được soạn thảo với mục đích giải thích cho các điều kiện thương mại trong ngoại thương. Từ chính điều kiện đó giúp các bên ký kết phân chia rõ trách nhiệm, chi phí cũng như rủi ro trong việc chuyển hàng vì hai bên đều nên hiểu rõ về quyền và trách nhiệm của mình.

Nhìn chung Incoterm sẽ nhắm tới 3 mục tiêu cụ thể như sau:

  • Giải thích điều kiện thương mại.
  • Phân chia trách nhiệm cho bên mua và bên bán.
  • Tránh các tranh chấp không cần thiết do hiểu nhầm.

Giả sử nếu không có Incoterm cùng với các điều khoản thì hai bên mua bán sẽ cần đàm phán chi tiết. Quá trình đàm phán kéo dài hơn, từng chi tiết nhỏ được bóc tách làm hợp đồng trở nên dài dòng và thương thảo sẽ có nhiều xung đột. Vậy nên, sử dụng Incoterm cùng các điều khoản quy định sẵn và chi tiết kèm theo có lợi hơn rất nhiều. Khi một bên đã lựa chọn chấp thuận quy tắc nào đó thì coi như đã tích hợp thêm các nội dung đính kèm. Hơn nữa thời gian thương thảo được rút ngắn mà tính thông hiểu vẫn được đảm bảo.

Tính giá trị pháp lý của Incoterm 

Chắc chắn khi lựa chọn một quy tắc sử dụng cho giao dịch kinh doanh bạn sẽ thắc mắc rằng nó có giá trị pháp lý hay không và có bắt buộc cần thực hiện. Đối với Incoterm thì câu trả lời sẽ là không nhất thiết cần thực hiện vì người mua cùng người bán không phải tuân thủ quy tắc Incoterm nếu họ không lựa chọn. Các bên có thể thỏa thuận theo ý kiến riêng và cũng chẳng cần sử dụng đến Incoterm.

Tuy nhiên, Incoterm được đề cập chắc chắn sẽ đem lại lợi ích riêng. Nếu bên mua và bên bán đã đồng ý áp dụng Incoterm thì hãy tôn trọng tuân thủ đúng theo quy tắc. Vì khi không thực hiện đúng sẽ được coi là vi phạm hợp đồng ký kết theo đó sẽ bị xử lý đúng với điều khoản thỏa thuận.

Incoterm có cấu tạo điều kiện ra sao?

Hệ thống các điều kiện trong Incoterm

– Mỗi một điều kiện được đưa ra trong Incoterm chính là một dạng hợp đồng.

– Một điều chứa đựng tới 10 nghĩa vụ cơ bản dành cho bán tính từ A1 – A10 và có 10 nghĩa vụ cho người mua từ B1 – B10.

Và khi sử dụng Incoterm bạn sẽ cần nắm rõ được các vấn đề:

– Thời điểm phân chia các chi phí, rủi ro đề cập trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

– Chi phí về thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thông quan, vận tải, bảo hiểm hay các chi phí phát sinh khác.

– Phương tiện vận tải ra sao, là đường bộ, đường thủy, đường hàng không hoặc đa phương thức linh hoạt.

– Đặc biệt với Incoterm sẽ không điều chỉnh hợp đồng vận tải cũng như hợp đồng bảo hiểm.

Đặc điểm cần chú ý khi lựa chọn Incoterm

Incoterm sẽ không có tính bắt buộc

Incoterm không mang tính bắt buộc

Bạn cần biết rằng Incoterm không phải là luật, các quy tắc được đưa ra sẽ không có tính chất bắt buộc tuân thủ. Incoterm sẽ thiên về tập quán thương mại hơn là luật lệ phải thực hiện. Đôi khi người ta chỉ sử dụng Incoterm mang tính chất tham khảo, hỗ trợ mua bán quốc tế mà thôi.

Incoterm có giá trị khi mà bên bán và bên mua đồng nhất sử dụng quy tắc nào đó và đính kèm trong chính bản hợp đồng mua bán. Chính lúc này Incoterm mới có tính chất ràng buộc đôi bên và sau thống nhất các bên phải có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện.

Incoterm tồn tại nhiều phiên bản cùng lúc

Incoterm sẽ có rất nhiều phiên bản cùng tồn tại, các phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước chỉ là cải tiến hơn. Bởi vậy, nếu bạn muốn áp dụng Incoterm trong hoạt động thương mại quốc tế thì cần cung cấp rõ tên phiên bản. Xác định đúng phiên bản thì hai bên mới có thể thông hiểu nhau, xác định, đối chiếu và cam kết trách nhiệm rõ ràng.

Incoterm có nhiều phiên bản

Cụ thể như phiên bản Incoterm năm 1936 và năm 1953 được sửa đổi vào năm 1967, 1976. Sau đó lần lượt là các mốc năm 1980, 1990, 2000 và mới nhất là năm 2010. Bạn cần nắm chắc phiên bản, nội dung tóm tắt để nhận biết các phiên bản Incoterm thay đổi ra sao.

Trước đó đã từng có rất nhiều trường hợp không đề cập đến phiên bản trong việc hoàn tất hợp đồng dẫn tới không chỉnh sửa kịp thời. Các rắc rối dần nảy sinh và tính hiệu lực của điều khoản cần thời gian xác minh.

Chú ý thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa

Quy tắc của Incoterm dùng để xác định về thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm và chi phí từ người mua cho đến người bán. Các nội dung liên quan về quyền sở hữu, hậu quả thì không được đề cập tới trong Incoterm vậy nên cần chú ý thỏa thuận rõ ràng.

Incoterm sẽ mất hiệu lực trước “luật” địa phương

Hiện nay có rất nhiều người quá phụ thuộc vào quy tắc trong Incoterm mà quên đi luật pháp trong quá trình mua bán. Một phần là do cá nhân còn chưa nắm chắc về tính chất của Incoterm, một phần khác là do chưa thực sự linh hoạt trong áp dụng vẫn mang tính dập khuôn.

Incoterm không phải lúc nào cũng có hiệu lực

Chúng ta cần lưu ý rằng mọi điều kiện đề cập trong Incoterm đều có thể mất hiệu lực khi trái luật. Vậy nên, bạn hãy nghiên cứu thật kỹ càng trước khi bắt đầu quá trình thương thảo và ký kết hợp đồng mua bán.

Ngoài ra, bạn còn cần tìm hiểu thêm về giữ nguyên bản chất cơ sở giao hàng, tính chất bao quát của Incoterm. Incoterm tất nhiên sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực nhưng những quy tắc là không bắt buộc, đôi khi chỉ cần tham khảo.

Các Incoterm phổ biến hiện nay

Trong xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế thì sẽ có 3 loại Incoterm phổ biến được chú ý nhất. Cụ thể là:

Incoterm giá xuất xưởng – EXW

  • Phía bên mua sẽ gần như chịu hoàn toàn những chi phí đi kèm rủi ro trong việc vận chuyển hàng hóa.
  • Phí bên bán có nhiệm vụ đảm bảo chắc chắn bên mua sẽ nhận được hàng.
  • Chỉ khi bên mua đã nhận hàng hóa thì các chi phí mới chuyển trách nhiệm về họ cả việc bốc xếp hàng hóa xuống. Lúc này rủi ro được chuyển sang bên mua dù địa điểm lấy hàng ở đâu đi chăng nữa.
Một số Incoterm phổ biến hiện nay

Incoterm giao hàng tại nơi đến – DAP

  • Phương thức này bên bán chịu chi phí, rủi ro vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đã thỏa thuận thống nhất trước đó.
  • Hàng hóa được coi là đã giao khi đến địa điểm quy định sẵn sàng để bốc hàng. Lúc này rủi ro cũng sẽ chuyển sang bên mua kèm các trách nhiệm nhập khẩu, xuất khẩu như DAT.

Incoterm giao hàng đã nộp thuế – DDP

  • Cách thức này trách nhiệm sẽ gần như thuộc về bên bán trong quá trình vận chuyển hàng.
  • Bên bán chỉ chịu trách nhiệm về phần chi phí, rủi ro vận chuyển khi đưa hàng hóa tới điểm thống nhất.
  • Cùng đó bên bán cũng cần đảm bảo việc hàng hóa sẵn sàng xếp dỡ đi kèm các nghĩa vụ xuất nhập khẩu về thuế nếu có yêu cầu thì rủi ro mới được chuyển sang bên mua.

Trên đây là các thông tin mà VIETFUL tổng hợp, mong rằng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ về Incoterm là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt nếu bạn cần tư vấn về Giải pháp quản lý kho bãi ngắn – dài hạn, dịch vụ kho chung hay xử lý đơn hàng thì hãy liên hệ ngay đến hotline 097 384 3404 để nhận sự hỗ trợ.

Messenger Zalo OA Hotline 24/7