IRC là gì? Các vấn đề liên quan về chứng nhận đăng ký đầu tư

09/04/2022

Trong quá trình đầu tư giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một thủ tục pháp lý cần thiết. Vậy theo pháp luật hiện hàng quy định thì IRC là gì? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết về IRC nhé!

Giấy IRC là gì? 

IRC là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

IRC được quy định chi tiết tại khoản 11 Điều 3 của Luật đầu tư 2020. IRC là viết tắt của Investment Registration Certificate, đây là giấy chứng đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận này được thể hiện bằng văn bản giấy hoặc thông qua văn bản điện tử ghi nhận các thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án tham gia.

Phân biệt chứng nhận IRC và ERC, BRC

Trong lĩnh vực phân phối và thương mại hiện nay các công ty có vốn đầu tư hoạt động rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, để cạnh tranh và đảm bảo nguồn vốn ổn định việc thu hút nhiều nhà đầu tư lại rất cần thiết. Chính vì lẽ đó mà việc quy chuẩn hóa về giấy tờ sẽ đảm bảo quyền lợi cho các bên, tránh xung đột về lợi ích.

Phân biệt IRC với BRC và ERC

Phía pháp luật quy định các công ty có nguồn vốn đầu tư nước ngoài hoạt động cần xin 3 loại giấy phép cơ bản như sau:

  • Giấy chứng nhận IRC – Giấy phép do Phòng kinh tế đối ngoại và Sở kế hoạch đầu tư cấp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Giấy phép cho thấy được mục tiêu, quy mô, ưu đãi, các quyền và nghĩa vụ,…
  • Giấy chứng nhận ERC: Giấy phép do Phòng đăng ký kinh doanh cấp và doanh nghiệp sẽ là một pháp nhân chịu trách nhiệm hoàn tất dự án.
  • Giấy phép BRC: Đây là giấy phép kinh doanh do bên Sở công thương cấp cho các dịch vụ về xuất nhập khẩu, buôn bán đường mía, phân phối bán lẻ hàng hóa,…

Trường hợp cần cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC

Một dự án muốn được thực hiện thi công, đầu tư thì sẽ cần đảm bảo đúng trình tự phê duyệt theo quy định của pháp luật. Đối với giấy đăng ký IRC cũng vậy, Điều 37 Luật đầu tư 2020 đã đề cập tới các trường hợp cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Các trường hợp cần cấp IRC

– Cấp cho dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

– Dự án có đầu tư của các tổ chức kinh tế thuộc diện:

  • Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ vốn điều lệ trên 50% hoặc các thành viên đầu tư hợp danh đa số là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế thuộc diện công ty hợp danh.
  • Nhà đầu tư nước ngoài hiện nắm giữ trên 50% số vốn điều lệ.
  • Nhà đầu tư nước ngoài cùng tổ chức kinh tế nước ngoài có số vốn điều lệ trên 50%.

Bên cạnh đó, tại Luật đầu tư năm 2020 Điều 37 cũng có quy định thêm về những trường hợp không cần thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Dự án thuộc diện đầu tư của các nhà đầu tư trong nước.

Dự án là của tổ chức kinh tế trong nước đầu tư theo hình thức góp vốn, mua phần góp vốn, mua cổ phần và hợp đồng BCC.

Dự án đầu tư ngoài trong nước không có nhà đầu tư nước ngoài theo Điều 23 quy định.

Thời hạn của việc cấp giấy chứng nhận IRC

Thời hạn cấp giấy chứng nhận IRC được quy định cụ thể tại Điều 38 Luật đầu tư 2020 đối với các cơ quan đăng ký đầu tư cho dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng và Ủy ban cấp tỉnh như sau:

Tính 5 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư. Cùng đó là chấp thuận nhà đầu tư đối với chính dự án thuộc diện cấp giấy IRC.

Tính 15 ngày kể từ ngày nhận đề nghị cấp giấy chứng nhận IRC của nhà đầu tư đối với dự án. Các dự án đầu tư này cần không thuộc các trường hợp đã quy định về việc không cần cấp giấy IRC.

Vấn đề cấp, thu hồi giấy đăng ký IRC

Điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký IRC là gì?

Điều kiện để được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư

Nếu bạn đang có ý định đầu tư hoặc là chủ của một dự án nào đó cần kêu gọi vốn thì chắc chắn sẽ quan tâm về điều kiện cấp giấy IRC. Bởi giấy chứng nhận này sẽ giúp cá nhân đầu tư đảm bảo hơn, nắm chắc về số vốn đổ vào ảnh hưởng tới lợi nhuận sau hoàn tất dự án.

Cụ thể tại Điều 38 luật đầu tư quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

  • Dự án không thuộc ngành hoặc nghề pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
  • Dự án có địa điểm thực hiện cụ thể.
  • Dự án phù hợp với việc quy hoạch tại Điều 33 bộ luật này quy định.
  • Đảm bảo về suất đầu tư/ phần diện tích đất cùng số lượng lao động nếu có yêu cầu.
  • Cung cấp thông tin liên quan điều kiện tiếp cận thị trường. Điều này được yêu cầu đối với phía nhà đầu tư nước ngoài.

Đơn vị nào có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy IRC?

– Ban quản lý của khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất hoặc khu kinh tế: Có quyền điều chỉnh IRC, thực hiện cấp và thu hồi giấy chứng nhận đối với các dự án đầu tư trong phạm vi quản lý.

– Sở kế hoạch và Đầu tư: Có thẩm quyền cấp giấy, thu hồi, điều chỉnh giấy IRC đối với dự án đầu tư nằm ngoài các khu công nghiệp, khu công nghiệp thuộc công nghệ cao, khu chế xuất hoặc khu kinh tế.

– Cơ quan đăng ký đầu tư thuộc nơi nhà đầu tư thực hiện dự án, đặt, dự kiến đặt văn phòng điều hành cho các dự án đầu tư. Cơ quan này sẽ có quyền cấp, điều chỉnh giấy và thu hồi giấy IRC đối với các dự án dưới đây.

  • Khi dự án đầu tư được thực hiện tại 2 đơn vị hành chính, đơn vị này thuộc cấp tỉnh trở lên.
  • Dự án đầu tư thực hiện cả trong và ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế, chế xuất và công nghệ cao.
  • Các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế, chế xuất, công nghệ cao chưa thành lập ra ban quản lý hoặc không thuộc phạm vi của bản quản lý của khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất hoặc khu kinh tế đó.

Nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC cần đảm bảo

Nội dung giấy chứng nhận IRC

Một giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC hoàn chỉnh, đúng với các tiêu chuẩn pháp luật quy định bảo gồm những nội dung sau:

  • Tên của dự án đầu tư.
  • Nhà đầu tư là ai?.
  • Mã số của dự án đầu tư.
  • Địa điểm thực hiện của dự án cùng diện tích đất dự án sẽ sử dụng.
  • Mục tiêu dự án đang đầu tư, quy mô hoạt động đầu tư.
  • Nguồn vốn đầu tư dự án thể hiện rõ về nguồn vốn góp và vốn huy động.
  • Thời hạn hoạt động dự án đầu tư được tính trong khoảng bao lâu.
  • Tiến độ dự án thực hiện ra sao cả về tiến độ góp vốn, huy động vốn, tiến độ thực hiện mục tiêu dự án. Nếu dự án hoạt động phân theo giai đoạn thì cần thể hiện rõ theo các mốc đó.
  • Các hình thức ưu đãi dự án, hỗ trợ đầu tư, căn cứ và điều kiện áp dụng của dự án.
  • Nội dung điều kiện, phần này dành cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án.

Việc đảm bảo các thông tin trên giấy chứng nhận sẽ làm tăng giá trị pháp lý lên mức cao hơn. Dù có xảy ra tranh chấp khi ra tòa thì giấy chứng nhận IRC vẫn sẽ luôn là điều kiện mang lại quyền lợi tốt nhất cho nhà đầu tư.

Hy vọng với tất cả thông tin được đề cập trên đây từ VIETFUL sẽ giúp bạn hiểu rõ về IRC là gì. Đặc biệt giúp bạn nắm rõ hơn về quy định pháp luật liên quan đảm bảo hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình. Và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến ngành hàng, kho đậu, giải pháp thương mại điện tử, giải pháp hoàn tất đơn hàng thì hãy kết nối tới 097 384 3404

Messenger Zalo OA Hotline 24/7