ISBN là gì? Nguyên tắc cấp và sử dụng ISBN trong ngành xuất bản

26/06/2022

ISBN là gì? Hãy cùng VietFul tìm hiểu ngay định nghĩa về ISBN, ý nghĩa các số trong mã, những lợi ích mà ISBN đem đến cùng những nguyên tắc cấp và sử dụng ISBN trong ngành xuất bản qua bài viết sau nhé.

ISBN là gì?

ISBN tức là Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách (viết tắt từ cụm International Standard Book Number), là một mã số tiêu chuẩn quốc tế được cấp cho 1 cuốn sách để xác định nó.

Ở Anh, W.H. Smith – 1 nhà phân phối văn phòng phẩm & sách – cùng bạn của mình đã tạo nên 1 hệ thống mã sách gọi là Standard Book Numbering (SBN).

Năm 1968, từ sáng kiến của W.H. Smith và sau đó là các công ty trình làng về mã sách như R.R.Bowker tại Mỹ và TNHH J. Whitaker & Son tại Anh, ISO (Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa) đã thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu để ứng dụng ISBN.

Năm 1970, tổ chức ISO chính thức phê chuẩn ISBN.

Mã này dần dần được hệ thống thư viện, nhà phát hành, nhà xuất bản tại các nước trên thế giới thừa nhận và ứng dụng. Hầu như mọi quyển sách xuất bản chính thức trên thế giới đều có mã ISBN, bao gồm cả các ấn phẩm điện tử.

Hầu như mọi quyển sách xuất bản chính thức trên thế giới đều có mã ISBN.

Định dạng của mã ISBN

ISBN 0-408-72589-7

Các thành phần của mã ISBN khi mới được phê chuẩn bao gồm:

  • 4 chữ ISBN
  • Nhóm ngôn ngữ hay mã quốc gia (0)
  • Mã nhà xuất bản (408)
  • Mã xuất bản phẩm (72589)
  • Mã kiểm tra (7)

Các thành phần trong mã phân tách nhau bởi dấu nối.

Nhưng ISBN lại vấp phải 1 vấn đề lớn đó là chưa chuyển thành mã vạch và không thể đọc bằng máy quét mã vạch như các loại hàng hóa khác. Do đó, lối bán sách kiểu nhà sách, siêu thị, nơi mà nhân viên thu ngân khi tính tiền dùng máy quét mã vạch để đọc mã trên sản phẩm không thể áp dụng được.

ISBN đã tự chuyển mình bằng cách thêm vào 3 chữ số để có thể được đọc trên máy quét mã vạch thông dụng. 3 chữ số đó là 979 hoặc 978 được thêm vào trước dãy 10 số có sẵn ban đầu của ISBN cho đủ 13 chữ số.

ISBN “đời mới” ra đời, được gọi là ISBN 13 để phân biệt với ISBN cũ là ISBN 10.

Khi Việt Nam gia nhập ISBN quốc tế, nước ta đã được cấp mã quốc gia là 604. Do đó các sách Việt Nam đều sẽ có ISBN dạng 978-604-…

Ví dụ 1 quyển sách có ISBN là ISBN 978-604-64-8230-7 thì tương ứng các thành phần cấu thành sẽ bao gồm:

  • 4 chữ ISBN
  • Mã 978
  • Nhóm ngôn ngữ hay mã quốc gia (604)
  • Mã nhà xuất bản (64) (gồm 1 – 3 số)
  • Mã xuất bản phẩm (8230) (gồm 3 – 5 số)
  • Mã kiểm tra (7)
Các thành phần cấu tạo nên mã ISBN.

Ưu điểm của mã ISBN

  • Dễ dàng xác định 1 cuốn sách và các phiên bản của nó: minh họa màu, bìa cứng, bìa mềm, kèm đĩa CD, minh họa màu…
  • Giúp khách nước ngoài dễ dàng mua được chính xác sách mình cần vì mã số không phức tạp như tên sách, người mua cũng không cần hiểu tiếng Việt.
  • Dễ dàng tra cứu thông tin sách qua các trang web hỗ trợ ISBN.
  • Giúp sách Việt có thể tạo ảnh hưởng trên trường quốc tế, nâng cao uy tín, bảo vệ thương hiệu.
  • Giảm giá thành làm sách xuất khẩu vì khi gửi ra nước ngoài, họ không cần in lại bìa mới và đóng lại mã của họ.
  • Chất lượng sách được nâng cao hơn khi phải đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế.
  • Chi phí mà Cục Xuất bản phải trả cho tổ chức ISBN rất thấp, chỉ khoảng 250 euro/năm. Trong khi đó, lợi ích mà ISBN đem đến rất lớn.
ISBN giúp dễ dàng xác định 1 cuốn sách và các phiên bản của nó.

Nguyên tắc cấp ISBN

Một khi đã cấp ISBN cho xuất bản phẩm thì không được dùng lại, thay thế hoặc sửa đổi.

Từng xuất bản phẩm riêng lẻ phải được cấp ISBN riêng.

Các xuất bản phẩm nếu được in bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì mỗi bản in bằng một thứ ngôn ngữ phải được cấp 1 ISBN riêng.

Mỗi dạng khác nhau của xuất bản phẩm đều phải được cấp 1 ISBN khác nhau như ấn bản điện tử trực tuyến, sách nói, sách chữ nổi, sách bìa mềm, bìa cứng, sách có âm thanh…

Mỗi dạng khác nhau của xuất bản phẩm điện tử như pdf, pdb, html, prc, epub, lit… đều phải được cấp 1 ISBN khác nhau.

Nếu xuất bản phẩm chỉ thay đổi về giá thì không được phép cấp ISBN riêng.

Các sản phẩm phải có ISBN

  • Các bản số hóa của xuất bản phẩm in;
  • Phim giấy trong;
  • Phim hướng dẫn/đào tạo;
  • Sách audio;
  • Sách chữ Brail;
  • Sách dạng DVD, VCD, CD;
  • Sách in;
  • Video;
  • Xuất bản phẩm điện tử;
  • Xuất bản phẩm micro phim;

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết ISBN là gì, những lợi ích mà ISBN đem lại và các nguyên tắc khi cấp và sử dụng ISBN. Để được tư vấn thêm thông tin về Giải pháp hoàn tất đơn hàng cho dịch vụ kho vận, hãy liên hệ VietFul 097 384 3404 nhé.

Messenger Zalo OA Hotline 24/7