Kênh MT là gì? Điểm khác biệt giữa kênh MT và kênh GT
03/04/2022
Kênh MT là một trong hai kênh phân phối hàng hóa thông dụng trong ngành hàng bán lẻ tiêu dùng. Vậy kênh MT là gì? Kênh MT có ưu nhược điểm gì? Chúng có khác biệt gì so với kênh GT? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết của Vietful.
Giải đáp kênh MT là gì?
MT là từ viết tắt của cụm từ đầy đủ Modern Trade, hay hiểu đơn giản là kênh bán hàng hay kênh phân phối hiện đại. Kênh MT tập trung ở những điểm phân phối hàng hóa lớn như trung tâm thương mại, các siêu thị lớn và mini với phương thức kiểm soát hoạt động chuyên nghiệp giữa các doanh nghiệp với nhau (B2B).
Trong quy trình phân phối sản phẩm, MT là một giai đoạn cực kỳ quan trọng. Kênh phân phối mang sản phẩm đến người tiêu dùng với giá thành thấp hoặc cao hơn so với những điểm phân phối khác. Chúng giúp các doanh nghiệp xây dựng một phân khúc thị trường, sau đó duy trì sản phẩm.
Mỗi một sản phẩm được bán ra, các điểm phân phối theo kênh MT không chỉ thu về lợi nhuận mà đồng thời còn góp phần tăng khả năng tiếp cận với khách hàng mà không cần đến đội ngũ sale.
Đánh giá kênh MT
Ưu điểm và hạn chế của kênh MT là gì? Cần đánh giá kênh MT trước khi lựa chọn mô hình này cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể như sau:
– Về ưu điểm
Áp dụng kênh MT, các công ty và đơn vị sản xuất có cơ hội quản lý trực tiếp những mặt hàng, sản phẩm và có thể dễ dàng tiếp cận cũng như xác định đối tượng khách hàng cho các sản phẩm đó.
Kênh MT cho phép áp dụng các địa điểm phân phối và các kênh phân phối chuyên nghiệp với thương hiệu độc quyền.
– Về nhược điểm
Khi sử dụng kênh MT, các doanh nghiệp có thể sẽ cần đầu tư nhiều công sức, thời gian và chi phí để triển khai chiến lược Marketing.
Các thành viên thuộc kênh MT chỉ tập trung ở những khu vực có nền kinh tế sôi động (các thành phố và tỉnh lớn) với số lượng phân bố không đều.
Làm thế nào để tối ưu hiệu quả kinh doanh với kênh MT?
Nếu lựa chọn kênh MT cho hoạt động kinh doanh của mình, bạn cần chú trọng một số vấn đề sau đây để kinh doanh có hiệu quả nhất:
– Chiến thuật kệ chính
Đa phần mục tiêu của doanh nghiệp là muốn mặt hàng của mình được trưng bày ở kệ chính nhằm tiếp cận nhanh và nhiều nhất với người tiêu dùng. Xác định vị trí kệ chính trong siêu thị của một sản phẩm nhất định chính là giải pháp tốt nhất để tối ưu năng lực cạnh tranh với những sản phẩm khác, đồng thời tối ưu doanh số.
– Chiến thuật kệ thứ cấp
Đây là chiến thuật mang lại hiệu quả kinh doanh cực kỳ khả thi. Mặc dù vậy, chi phí áp dụng chiến thuật này tương đối cao và cũng chỉ áp dụng được trong một thời điểm nhất định. Để chiến thuật kệ thứ cấp thành công, doanh nghiệp cần đảm bảo ngăn dòng người tiêu dùng nhằm khiến họ tập trung vào sản phẩm của mình.
– Nhận định được vị trí của sản phẩm trên thị trường
Đây là một vấn đề khá quan trọng, chỉ khi hiểu được vị trí của sản phẩm, doanh nghiệp mới vạch ra được các chiến lược bán hàng và quảng bá phù hợp với từng mặt hàng. Thông qua đó, nâng cao doanh số và lợi nhuận.
– Thúc đẩy tương tác với khách hàng
Ứng dụng kênh MT để mở những gian hàng thương hiệu tại các điểm phân phối lớn như trung tâm thương mại. Mục đích là gia tăng và thúc đẩy khả năng tương tác với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần biết thương lượng và sử dụng các chiến lược nhất định nhằm đưa ra giải pháp (sản phẩm) nhanh cho vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Điểm khác biệt giữa kênh GT và kênh MT là gì?
Khi tìm hiểu khái niệm kênh MT là gì? Chúng ta sẽ thường bắt gặp chúng song song với kênh GT. GT là kênh phân phối sản phẩm cho những mô hình bán hàng truyền thống như đại lý, nhà phân phối, cửa hàng tạp hóa…
Điểm khác biệt giữa hai kênh GT và MT là gì?
– Thứ nhất, kênh GT đa phần nhập hàng hóa thông qua giao dịch với đội ngũ kinh doanh, nhằm giảm thiểu việc đổi trả. Kênh GT ít hỗ trợ công nợ nhưng có chi phí thấp hơn so với kênh MT.
– Thứ hai, kênh MT khá chuyên nghiệp hơn về phong cách làm việc so với kênh GT. Bởi bản chất nó là một kênh phân phối hiện đại, nên có hợp đồng kinh doanh rõ ràng, các điều khoản và chính sách cụ thể. Mặt khác, chi phí triển khai kênh MT cao hơn.
Ngoài ra, với kênh GT, doanh nghiệp sẽ cần nhân sự quản lý đại lý và đơn vị sản xuất phải làm vệc với nhiều bên phân phối thuộc các cấp bậc khác nhau cho đến khi sản phẩm đến được tay khách hàng. Với kênh MT, cần tập trung vào nhân sự làm Marketing và đơn vị sản xuất có thể tiếp cận trực tiếp với khách hàng.
Lựa chọn kênh nào cho hoạt động kinh doanh cần xem xét đến những yếu tố như nhu cầu, đặc điểm và năng lực của mỗi doanh nghiệp.
Mặc dù là hai kênh phân phối thông dụng nhất hiện nay. Thế nhưng, thị trường lúc này cũng xuất hiện nhiều kênh khác như: Kênh buôn tiêu dùng, kênh buôn nhập khẩu…
Hy vọng chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kênh MT là gì? Mọi thắc mắc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ Vietful qua hotline 097 384 3404