Kênh phân phối là gì – Các loại hình phân phối marketing hiện nay
03/04/2022
Đối với thị trường mà nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục thì kênh phân phối đóng vai trò rất lớn hỗ trợ nhận sản phẩm từ nhà sản xuất. Doanh nghiệp cần chủ động đánh giá, so sánh, nắm bắt thị hiếu thay đổi chiến lược mang lại lợi nhuận tốt hơn. Vậy kênh phân phối là gì? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết về khái niệm cùng cách thức xây dựng nhé!
Giải đáp kênh phân phối là gì?
Kênh phân phối tiếng anh là Marketing channel distribution, một tập hợp các tổ chức và cá nhân có mối quan hệ phụ thuộc nhau trong hoạt động đưa sản phẩm tiếp cận đến người tiêu dùng. Kênh này chính là phần trọng yếu của các nhà kinh doanh, doanh nghiệp trực tiếp sản xuất cung cấp hàng hóa.
Nghe qua bạn sẽ nghĩ kênh phân phối là hình thức phân phối. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng đây là 2 hình thức hoàn toàn tách biệt trong Marketing. Bởi hình thức phân phối là cách thức khách hàng mua sản phẩm còn kênh phân phối sẽ là tất cả hoạt động trong chính khâu lưu thông hàng hóa.
Nhìn chung, kênh phân phối là chính là một cầu nối trung gian giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất thông qua điều kiện sản phẩm. Và mọi nội dung thể hiện tại kênh phân phối là dịch vụ sau quá trình sản xuất và là dịch vụ trước quá trình tiêu dùng.
Kênh phân phối tác động ra sao đến doanh nghiệp sản xuất
Lựa chọn một kênh phân phối hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa. Bất kể kênh phân phối nào được áp dụng đi chăng nữa đều có ý nghĩa, tác động không nhỏ đến các kế hoạch Marketing thị trường. Đáng chú ý kênh phân phối còn tác động cả đến giá cả đưa ra thị trường của phía công ty.
Bởi vậy, trong kế hoạch Marketing quyết định quảng cáo sản phẩm được đưa ra phụ thuộc rất lớn vào kênh phân phối. Các doanh nghiệp kinh doanh làm việc liên kết với nhau, trao đổi sản phẩm cũng bị ảnh hưởng. Hay như các nhân viên marketing đang tìm việc làm cho mình cũng cần nắm bắt rõ về kiến thức phân phối để bổ trợ, vận dụng thực tế.
Phân loại các kênh phân phối Marketing
Nếu bạn băn khoăn về kênh phân phối trong marketing thì sau đây sẽ là 3 nhóm chính bạn cần nắm bắt.
Kênh không đối tượng trung gian – trực tiếp
Loại kênh phân phối trực tiếp này sẽ không có bất kỳ kênh trung gian nào khác can thiệp vào kinh doanh marketing. Quá trình này chỉ có sự tham gia của phía nhà sản xuất cùng người tiêu dùng. Tức là việc khi sản phẩm được sản xuất sẽ cung cấp trực tiếp đến tay người tiêu dùng, không cần sử dụng bên trung gian tìm kiếm khách hàng.
Kênh phân phối loại hình gián tiếp
Đây là nhóm phân phối cần tới bên trung gian hỗ trợ liên kết nhà sản xuất với người tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, trong loại hình gián tiếp này còn chia thành 3 kênh nhỏ khác nhau như:
+ Kiểu phân phối truyền thống: Sản phẩm ngay sau khi được sản xuất hoàn tất sẽ phân phối tới bên trung gian rồi mới đến khách hàng. Khác với loại hình trực tiếp đến thẳng tay khách hàng sau sản xuất.
+ Kiểu phân phối hiện đại: Kiểu này nhà sản xuất và bên trung gian chủ động kết hợp với nhau tạo thành một thể thống nhất. Sau khi hàng hóa được hoàn tất thì sẽ chuyển đến bộ phận lưu thông trung gian rồi mới chuyển đến tay người sử dụng sản phẩm.
+ Kiểu phân phối đa cấp: Đây là một kiểu phân phối khá hiện hành trên thị trường hiện nay khi mà các bên tham gia vừa là trung gian vừa là khách hàng, có trừ nhà sản xuất.
Vai trò của kênh phân phối hiện nay là gì?
Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng cho tất cả các bên trong marketing. Không chỉ là có ích với nhà sản xuất khách hàng mà còn có ích với khách hàng.
Vai trò với nhà sản xuất
- Tạo điều kiện giúp doanh nghiệp bao phủ thị trường thông qua việc phân phối các sản phẩm đến khách hàng đang có nhu cầu.
- Cầu nối giữa nhà sản xuất với những cá nhân cần sử dụng sản phẩm.
- Kênh phân phối còn là công cụ hữu ích giúp nhà sản xuất nắm bắt thị trường, các thông tin về khách hàng cũng như chính đối thủ đang cạnh tranh.
- Đẩy mạnh việc chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất là khâu dịch vụ, bảo hành, hướng dẫn và bảo trì sản phẩm,…
Vai trò đối với khách hàng
- Kênh phân phối chính là công cụ hỗ trợ khách hàng tìm kiếm sản phẩm theo nhu cầu mà họ đang cần.
- Đa dạng sản phẩm giúp người mua hàng có thể chọn lựa, dù là nhà phân phối vẫn có thể thay nhà sản xuất hỗ trợ tư vấn sản phẩm.
Gợi ý về chiến lược mở rộng kênh phân phối
Đảm bảo đúng kênh phân phối
Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa việc lựa chọn đúng kênh phân phối sẽ mang về lợi nhuận rất lớn. Bởi vậy khi các doanh nghiệp muốn có chiến lược marketing hiệu quả thì hãy xác định một kênh phân phối phù hợp ngay từ ban đầu.
Bạn cần biết rằng kênh phân phối càng kéo dài thì lợi nhuận đem về càng ít dần. Đôi khi nhà sản xuất sẽ phải lựa chọn trực tiếp sản xuất kết hợp tiêu thụ để giữ lợi nhuận ổn định. Theo đó việc các doanh nghiệp bán buôn trước đó không còn mà dần thay thế bằng việc trực tiếp bán lẻ hàng hóa.
Vậy làm sao để xác định được kênh bán hàng phù hợp? Thực tiễn không phải bất kỳ mô hình nào cũng hoạt động tốt cho mọi loại sản phẩm dịch vụ. Mỗi kênh chỉ nên mang một sứ mệnh riêng, dựa theo chiến lược tổng thể về mục tiêu và doanh số. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng nên đặt ra các hỏi và trả lời chúng: người tiêu dùng có muốn làm việc với nhân viên bán hàng hay không?, Họ có muốn kiểm tra sản phẩm trước khi mua?, Người mua muốn mua tại cửa hàng hay tại gian hàng trực tuyến?,…
Chỉ cần doanh nghiệp trả lời được mọi khúc mắc sẽ xác định rõ kênh phân phối phù hợp là gì. Sau đó doanh nghiệp cần cân nhắc và cung cấp nhanh chóng sản phẩm đến tay người tiêu dùng tránh sự xung đột giá khi thị trường “loãng”.
Cần phân tích rõ đối tượng khách hàng
Việc phân tích đối tượng khách hàng trong kinh doanh sẽ giúp nhà sản xuất biết được khách hàng của mình cần gì và đáp ứng lại nhu cầu đó. Quá trình tìm hiểu này không hề nhanh chóng, đôi khi khoảng thời gian kéo dài tới vài tháng, vài năm. Tuy nhiên, dù là lâu dài cũng không nên vội vàng và qua loa.
Nhà sản xuất cũng hiểu rõ về việc đưa sản phẩm mình sản xuất trực tiếp đến tay người tiêu dùng sẽ thu lợi nhuận về nhanh hơn. Có điều nhà sản xuất vẫn nhờ bên trung gian để lôi kéo lượng khách hàng, tìm hiểu và phân tích nhu cầu tạo ra chiến lược cạnh tranh tốt nhất.
Cần đánh giá và chủ động thích ứng
Đánh giá hiệu quả kênh phân phối rất có lợi cho việc cải thiện chiến lược kinh doanh. Thông thường các doanh nghiệp sẽ đánh giá bằng việc sử dụng mô hình lợi nhuận, xem xét các chỉ số quan trọng về hiệu suất tài chính mà kênh phân phối mang về. Đôi khi có kênh phân phối hiệu quả và có kênh lại không, việc chọn lọc kênh là quy trình quan trọng thúc đẩy cho sự phát triển về sau.
Mong rằng thông tin trên bài viết đã giúp bạn nắm bắt rõ về kênh phân phối là gì? Và biết cách phân biệt, mở rộng kênh phân phối cho hoạt động kinh doanh của mình. Đừng quên hàng ngày cập nhật các thông tin và kiến thức quản lý đơn hàng, kho vận cùng VIETFUL và hotline tư vấn 097 384 3404