Kinh tế đối ngoại là gì? Bạn cần học gì và làm gì sau ra trường?
09/04/2022
Nền kinh tế đã và đang hội nhập một cách nhanh chóng, sự giao thương toàn cầu ngày càng được đẩy mạnh hơn. Theo đó, ngành kinh tế đối ngoại trở thành ngành học phổ biến thu hút nguồn nhân lực khổng lồ. Vậy bạn có biết ngành kinh tế đối ngoại là gì hay chưa? Học kinh tế đối ngoại cơ hội việc làm ra sao? Cùng bài viết dưới đây nắm bắt chi tiết về ngành học này ngay nhé!
Tìm hiểu về ngành kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại viết tắt của từ International Economics, hiểu là một ngành học chuyên nghiên cứu các hoạt động giao thương và trao đổi kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Ngành này là tổng hợp mọi hoạt động liên quan về kinh tế, kỹ thuật khoa học, tài chính của một nước đối với bên ngoài. Dựa theo đó mà tham gia vào sự phân công, hợp tác, trực tiếp trao đổi mậu dịch.
Nhìn chung, ngành kinh tế đối ngoại chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề về kinh tế liên quan thương mại quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đặc biệt thể hiện rõ mối quan hệ tương tác, sự ảnh hưởng của các vấn đề đối với nền kinh tế thế giới nói chung.
Kinh tế đối ngoại sẽ được học những gì?
Ngay từ khái niệm đã thể hiện rõ kinh tế đối ngoại là ngành hướng đến các hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia. Vậy nên, nền tảng kiến thức cung cấp cho sinh viên cũng sẽ có phần tương đồng xoay quanh:
- Kiến thức cho các giao dịch thương mại quốc tế.
- Kiến thức đàm phán ký kết hợp đồng quốc tế.
- Vận tải thương mại, bảo hiểm thương mại.
- Nền tảng tài chính và thanh toán hàng hóa quốc tế.
- Nền tảng kiến thức về vấn đề quan hệ kinh tế và hội nhập.
- Cung cấp nền tảng kiến thức ngoại ngữ, đi sâu nghiên cứu hoạt động kinh tế quốc tế.
Chương trình đào tạo ngành kinh tế đối ngoại thông thường có các môn học bắt buộc và môn học tự chọn.
- Môn học bắt buộc gồm có: môn toán cao cấp, kinh tế vi mô – vĩ mô, tài chính tiền tệ, thanh toán quốc tế, kinh tế lượng, đầu tư nước ngoài, quan hệ kinh tế quốc tế, môn giao dịch thương mại quốc tế, bảo hiểm trong kinh doanh, vận tải giao nhận ngoại thương và pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
- Môn học tự chọn gồm: môn sở hữu trí tuệ, thuế và hệ thống thuế, thị trường chứng khoán, kinh doanh quốc tế, nghiệp vụ hải quan.
Tại sao bạn nên chọn học ngành kinh tế đối ngoại?
Kinh tế đối ngoại khác biệt với kinh doanh quốc tế, ngành đối ngoại giúp sinh viên nắm bắt được nhiều kiến thức kinh tế hơn. Bởi vậy, nếu bạn thực sự đam mê đối với kinh tế và giao thương quốc tế thì ngành kinh tế đối ngoại sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.
Ngành cung cấp cho sinh viên nhiều kiến thức chuyên sâu hỗ trợ sinh viên có tư duy chiến lược, chủ động đưa ra các chính sách bảo hộ cho các quốc gia tham gia vào quá trình giao thương. Kiến thức này còn là nền tảng cực đắt giá khi thị trường hội nhập đào thải ứng viên liên tục.
Kỹ năng ngoại ngữ thành thạo liên quan trực tiếp về kinh tế. Khi bạn có vốn kiến thức ngoại ngữ chắc chắn thì đó sẽ luôn là điểm cộng, công cụ hỗ trợ cho học tập hay như tìm việc sau ra trường.
Cơ hội việc làm đa dạng lựa chọn, rộng mở. Bối cảnh hoạt động kinh tế toàn cầu hóa mạnh mẽ theo đó cơ hội việc làm là vô cùng tiềm năng đối với các sinh viên ngành kinh tế đối ngoại.
Liệu bạn có phù hợp với ngành kinh tế đối ngoại
Những thông tin trên hẳn đã cho bạn thấy được bức tranh về ngành kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, bạn vẫn băn khoăn rằng bản thân có phù hợp với ngành hay không? Đừng ngần ngại, hãy thử xem xét các yêu cầu cần thiết khi theo đuổi ngành kinh tế đối ngoại này nhé!
Cần có niềm đam mê với lĩnh vực kinh tế: Ngay khi quyết định theo kinh tế đối ngoại thì bạn cần tìm hiểu mọi khía cạnh của ngành. Một khi bạn xác định rõ ràng thì chắc chắn bạn có hứng thú và đam mê kéo dài.
Bản thân có tinh thần ham học hỏi và chủ động: Có lẽ đây là yếu tố căn bản nhất mà bạn nên có dù là theo học ngành nào đi chăng nữa. Nếu bạn chăm chỉ bạn sẽ lĩnh hội được rất nhiều kiến thức, nắm bắt được nhiều cơ hội việc làm tương lai. Học tập nhiệt huyết, nghiên cứu chủ động đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề hiệu quả.
Luôn cố gắng, kiên trì và bền bỉ: Là một ngành thay đổi theo thị trường do đó tạo ra rất nhiều thách thức cho sinh viên. Vậy nên, hãy thật kiên trì cùng với sự nỗ lực không ngừng để vượt qua những khó khăn đó tiến tới thành công và trở thành người phù hợp với nghề.
Kỹ năng sáng tạo và linh hoạt trong các trường hợp: Kinh tế đối ngoại là ngành mà cá nhân người theo đuổi phải giao lưu rất nhiều, hội nhập xã hội. Vì vậy mà bạn cần trang bị cho bản thân sự sáng tạo và linh hoạt không ngừng trước các chuyển biến. Thích ứng nhanh với các biến đổi và mang lại lợi ích cho bản thân.
Học kinh tế đối ngoại ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành kinh tế đối ngoại. Không chỉ là môi trường học tập trong nước mà còn có những ngôi trường hàng đầu thế giới tại nước ngoài. Sinh viên có thể đưa ra sự lựa chọn cho bản thân, chỉ cần xem xét năng lực và điều kiện tương xứng.
Nếu lựa chọn theo học tại Việt Nam, một số cái tên tiêu biểu cho bạn là: Đại học kinh tế, Đại học Ngoại Thương, Đại học kinh tế tài chính, Đại học kinh tế quốc dân, Đại học kinh tế luật,…Còn với môi trường nước ngoài theo diện du học thì bạn nên lựa chọn các trường uy tín.
Cơ hội việc làm sau theo học kinh tế đối ngoại
Nhờ lượng kiến thức vững chắc và nền tảng ngoại ngữ tốt cơ hội việc làm cho sinh viên theo học kinh tế đối ngoại là vô cùng lớn. Sau ra trường sinh viên có rất nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp theo đuổi:
Làm việc tại lĩnh vực quản lý nhà nước với nhiều vị trí khác nhau. Có thể bạn sẽ là chuyên gia kinh tế hoặc là một chuyên viên phân tích dữ liệu. Lĩnh vực này thực tế được rất nhiều bạn lựa chọn bởi sự ổn định.
Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và đào tạo: Nếu bản thân bạn tích lũy được nền tảng kiến thức rộng về kinh tế đối ngoại thì bạn có thể trở thành chuyên gia hoặc giảng viên về lĩnh vực này. Đặc biệt các cá nhân có niềm đam mê với ngành với mong muốn truyền đạt kiến thức cho mọi người.
Làm việc tại tổ chức, công ty quốc tế: Các công ty quốc tế sẽ luôn chào đón các tân cử nhân mới ra trường cùng nhiều vị trí kèm theo yêu cầu khác nhau. Môi trường năng động phù hợp với những cá nhân muốn tìm hiểu sự giao thoa giữa các nền kinh tế khác nhau.
Làm việc tại ngân hàng: Sinh viên ngành kinh tế đối ngoại hoàn toàn có thể làm việc tại các ngân hàng sau tốt nghiệp. Ứng viên có thể đảm nhận các vị trí như chuyên viên tín dụng, chuyên viên tài chính ngân hàng,…
Làm việc tại những doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua nền tảng kiến thức thương mại quốc tế, nắm bắt mảng vận tải và thanh toán. Kèm theo lợi thế ngoại ngữ và năng động thì sinh viên ngành kinh tế đối ngoại luôn được chào đón.
Tất cả các thông tin trên VIETFUL chia sẻ hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp ngành kinh tế đối ngoại là gì. Đặc biệt hãy liên hệ số 097 384 3404 để nắm bắt nhiều hơn về xu hướng kinh tế, quản lý hàng hóa, quản lý kho vận giúp bản thân có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.