LCL là gì? Hình thức vận chuyển hàng lẻ phổ biến trong xuất nhập khẩu

22/03/2022

LCL là gì? Hàng LCL là một trong những khái niệm phổ biến trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Đây là hình thức vận chuyển hàng hóa lẻ, không xếp đủ đầy trong 1 container. Thông qua hình thức vận chuyển này giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức vận chuyển hàng lẻ này.

Hàng LCL là gì?

LCL được viết tắt bởi từ tiếng Anh “Less-than-container load”. LCL được gọi là hàng lẻ, hàng consol, hàng ghép, dành cho những lô hàng không đủ để chất đầy một container.

Hàng lẻ LCL được áp dụng trong vận chuyển xuất nhập khẩu

Thuật ngữ LCL có ý nghĩa là nhiều chủ hàng có số lượng hàng hóa nhỏ được kết hợp lại để vận chuyển. Những lô hàng này được gom cùng với các lô hàng khác có cùng một điểm đến trong một container. Phương pháp vận chuyển hàng lẻ LCL giúp bạn tối ưu chi phí vận chuyển.

Trách nhiệm của bên nhận, bên gửi, bên gom hàng đối với hàng LCL

LCL là gì? Trách nhiệm bên gửi hàng, bên gom hàng và bên nhận hàng như thế nào khi thực hiện vận chuyển hàng LCL? Cụ thể trách nhiệm đối với từng đối tượng như sau:

Trách nhiệm của người gửi hàng LCL là gì?

Người gửi hàng sẽ có những trách nhiệm cụ thể như sau:

  • Đóng hàng hóa và mang hàng đến kho CFS của consolidator, làm thủ tục hải quan thông quan.
  • Cung cấp thông tin trên B/L cho người gom hàng để thực hiện vận đơn
  • Tiến hành kiểm tra, xác nhận bill nháp, nhận vận đơn.
Trách nhiệm bên bán và bên mua khi lựa chọn hình thức LCL

Trách nhiệm người gom hàng LCL là gì?

Những người gom hàng LCL có trách nhiệm thực hiện những yêu cầu sau:

  • Chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng quá trình vận chuyển hàng hóa
  • Cung cấp vận đơn cho khách hàng, thực hiện kê khai manifest lên hệ thống
  • Thông báo cho khách hàng và liên hệ với đại lý để giao nhận hàng hóa.

Trách nhiệm bên vận chuyển hàng LCL

Bên vận chuyển hàng LCL có trách nhiệm như sau:

  • Vận chuyển hàng, mang hàng hóa an toàn đến điểm đích.
  • Bên vận chuyển thực hiện bốc container lên tàu và sắp xếp an toàn trước khi tàu nhổ neo.
  • Thực hiện dỡ container khỏi tàu lên bãi ở cảng đích
  • Khi hàng hóa đến thì bên vận chuyển nhận làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ.

Trách nhiệm người nhận hàng LCL

Trách nhiệm người nhận hàng LCL là gì? Đối với người nhận hàng khi nhận được thông báo hàng hóa đã đến kho của consolidator cần tiến hành sắp xếp bộ chứng từ hợp lý.

  • Sau đó thực hiện làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.
  • Có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa về kho và rút hàng, trả container về đúng nơi quy định.
  • Người nhận hoàn tất các phí local charges, D/O, phí handling charges.
Trách nhiệm của người nhận hàng LCL

Lợi ích khi vận chuyển hàng lẻ LCL bằng đường biển

Việc vận chuyển hàng lẻ LCL là gì đã được chúng tôi giới thiệu ở trên. Vậy vận chuyển LCL bằng đường biển có những lợi ích như thế nào?

Tiết kiệm thời gian cho chủ hàng

Thông qua dịch vụ chuyển hàng lẻ LCL mà chủ hàng không cần chờ đợi gom đủ hàng mới vận chuyển. Lúc này hàng hóa được vận chuyển nhanh giúp tiết kiệm nhiều thời gian hơn.

Giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển

Những chủ hàng có số lượng hàng hóa nhỏ, ít không đủ container thì nên chọn dịch vụ vận chuyển LCL. Bởi hình thức vận chuyển này giúp tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn.

Khi sử dụng vận chuyển hàng lẻ LCL, chủ hàng chỉ trả tiền cước vận chuyển cho không gian sử dụng. Do đó sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều chi phí vận chuyển. Đây là lợi ích nổi bật của hình thức vận chuyển LCL là gì mang lại.

Vận chuyển LCL tiết kiệm thời gian cho chủ hàng

Vận chuyển hàng LCL tiết kiệm chi phí lưu kho 

Đối với các doanh nghiệp có số lượng hàng hóa nhỏ, ít chưa đủ để vận chuyển sẽ cần lưu kho để chờ đợi gom đủ container mới di chuyển. Điều này gây nên tốn kém chi phí lưu kho cho chủ hàng. Do đó khi sử dụng dịch vụ vận chuyển LCL sẽ giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí lưu kho.

Quy trình vận chuyển hàng lẻ LCL là gì?

Quá trình vận chuyển hàng lẻ LCL được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Ký kết hợp đồng mua bán

Bên xuất khẩu và nhập khẩu tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương sau khi đồng ý các điều khoản. Cụ thể điều khoản về chủng loại hàng hóa, đơn giá, điều khoản thanh toán, ngày xếp hàng…

Bước 2. Tiến hành xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa

Để thực hiện hình thức vận chuyển LCL, nhà nhập khẩu tiến hành xin giấy phép nếu cần thiết. Trường hợp mặt hàng không cần xin giấy phép thì bỏ qua bước 2 này.

Tiến hành xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa

Bước 3. Thanh toán tiền hàng hóa cho bên xuất khẩu

LCL là gì đã được giải thích ở trên. Sau khi đã xin đủ giấy phép xuất khẩu hàng hóa theo quy định. Nhà nhập khẩu thực hiện đặt cọc, thanh toán tiền theo hợp đồng ngoại thương đã ký kết.

Bước 4. Xác nhận giao hàng, kiểm tra bộ chứng từ

Thông qua các điều kiện về ngày giao hàng, Incoterms mà nhà xuất khẩu thu xếp để giao hàng cho bên nhập khẩu. Sau khi giao hàng xong, nhà xuất khẩu hoàn thành bộ chứng từ đúng theo hợp đồng ngoại thương. Bộ chứng từ cần chính xác, đầy đủ để đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận hàng thuận lợi.

Trên đây là những chia sẻ về LCL là gì? Quy trình vận chuyển hàng lẻ LCL và lợi ích vận chuyển. Những chia sẻ này sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm kiến thức hữu ích về vận chuyển quốc tế. Liên hệ hotline 097 384 3404 để được VietFul hỗ trợ tận tình.

Messenger Zalo OA Hotline 24/7