Logistic là gì? Tất tần tật thông tin về ngành Logistic
26/10/2021
Bắt nhịp cùng làn sóng toàn cầu hóa, Logistic đã ra đời, phát triển và dần trở thành một công việc có sức thu hút lớn đối với giới trẻ. Chúng trở thành công cụ không thể tách rời của mọi doanh nghiệp. Một bộ máy Logistic vận hành kém chắc chắn sẽ làm toàn bộ dây chuyền bị trì trệ, ảnh hưởng cả về thời gian và chất lượng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Logistic là gì? Có tầm quan trọng ra sao? Thấu hiểu được điều này, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và cung cấp đến bạn những kiến thức cụ thể về Logistic. Cùng tham khảo ngay nhé!
Logistic là gì?
Logistic có bản chất là một thuật ngữ chuyên ngành gốc Hy Lạp, dịch sang tiếng Việt mang ý nghĩa là hậu cần. Còn hiểu đơn giản thì Logistic chính là chuỗi cung ứng gồm tổng thể những hoạt động khác nhau có liên quan đến hàng hóa như đóng gói, nhập kho, vận chuyển, lưu kho, bảo quản, thủ tục hải quan, tư vấn khách hàng, kiểm soát lưu kho, lựa chọn địa điểm nhà máy & kho, vận chuyển nguyên vật liệu, xếp dỡ hàng hóa, đóng gói và phân loại hàng hóa.
Đây là hoạt động Logistic cơ bản nhất của bất kỳ công ty/doanh nghiệp nào cần phải có. Tuy nhiên không đơn giản như vậy. Logistic còn thêm cả hoạt động giao hàng và vận chuyển đến tay mỗi khách hàng vì không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ thời gian, vật lực, nhân lực để hoàn thành tốt công việc này. Như vậy dịch vụ Logistic đã ra đời, phát triển và trở thành một cánh tay đắc lực cho doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của Logistic đối với các doanh nghiệp
Khi mà thị trường toàn cầu đang ngày một phát triển thì Logistic lại càng đóng một vai trò lớn trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Nếu doanh nghiệp nào xây dựng được cho mình một hệ thống quản lý Logistic hiệu quả thì chắc chắn doanh nghiệp đó thắng. Vậy thực chất hoạt động này giúp gì cho doanh nghiệp?
- Logistic giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán đầu vào nguyên liệu cho đến đầu ra sản phẩm hiệu quả nhất để giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh và vận hành.
- Nhiều doanh nghiệp lớn hiểu được tầm quan trọng của Logistic nên đã tập trung xây dựng và phát triển chiến lược hoạt động Logistic và cuối cùng gặt hái nhiều thành công lớn.
- Bên cạnh đó có không ít doanh nghiệp điêu đứng vì có những quyết định sai lầm trong quá trình hoạt động Logistic nói chung. Không những thế Logistic còn là trợ thủ đắc lực cho các hoạt động Marketing bằng cách đưa sản phẩm đến đúng lúc và đúng thời điểm khách hàng có nhu cầu để làm thỏa mãn họ.
Vai trò của Logistic trong nền kinh tế
Chính sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh doanh, thể chế pháp luật, vai trò của Nhà nước,… cùng các yếu tố bên trong nội bộ tại doanh nghiệp như chi phí lao động, chất lượng nguồn lực, chất lượng sản phẩm,…
Khi chi phí lao động đang ngày một tăng cao không hề có dấu hiệu giảm, chất lượng mà muốn nâng cao đòi hỏi rót nhiều tiền để đầu tư và chất lượng nguồn lực cần phải có thời gian nâng lên thì có một phương thức khác là thông qua tổ chức lại quy trình làm việc, sản xuất, cắt giảm chi phí khác không cần đến. Nói cách khác là vận dụng mảng Logistic vào trong hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng thời cũng trong bối cảnh tự do hóa thương mại, có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các quốc gia lại với nhau do dỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan cũng như sự có mặt của doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường thì Logistic giống như công cụ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế riêng nhằm tăng sức cạnh tranh, vượt qua đối thủ bằng cách thực hiện cắt giảm chi phí, thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
Phân loại Logistic dựa theo quá trình
Căn cứ theo quá trình thì Logistic sẽ được phân ra thành 03 loại chính là:
- Inbound Logistics (Logistics đầu vào): Bao gồm hoạt động tiếp nhận, lưu trữ nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp cho đến doanh nghiệp, luôn đảm bảo mọi yếu tố đầu vào được cung ứng tối ưu về thời gian, giá trị cùng chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Theo đó dòng dịch chuyển này cần giám sát nghiêm ngặt để việc sản xuất diễn ra một cách thuận lợi với chi phí và rủi ro thấp, hiệu quả cao nhất có thể.
- Outbound Logistics (Logistics đầu ra): Bao gồm những hoạt động như kho bãi lưu trữ và phân phối sản phẩm đến tận nơi nhận (khách hàng, nhà bán buôn, bán lẻ,…) sao cho tối ưu về thời gian, địa điểm, chi phí để tạo ra thành phẩm giá rẻ, toàn diện, kịp thời đến khách hàng và cuối cùng là mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Reverse Logistics (Logistics ngược): Gồm những hoạt động của quá trình thu hồi các sản phẩm lỗi, phế liệu, phế phẩm,… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm để nhằm mục đích xử lý hoặc tái chế.
Các hình thức của Logistic
Hoạt động quản trị Logistic hiện đang có 04 hình thức phổ biến nhất có thể kể đến bao gồm:
- 1PL Logistics (First Party Logistics): Hình thức quản trị Logistic mà tại đó doanh nghiệp sản xuất sẽ tự mình thực hiện, chịu trách nhiệm mọi hoạt động từ lưu trữ đến vận chuyển đầu vào, đầu ra và cuối cùng giao đến tay người mua.
- 2 PL Logistics (Second Party Logistics): Hình thức 2 này có nghĩa là doanh nghiệp vừa thực hiện các hoạt động quản trị Logistic và vừa thuê ngoài dịch vụ Logistic cho một vài hoạt động nhất định ở trong chuỗi hoạt động của mình.
- 3PL Logistics (Third Party Logistics): Doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh thuê ngoài một công ty Logistics chuyên nghiệp để thực hiện một hay một vài hoạt động Logistics. Hình thức này tương đối phổ biến bởi hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều hoạt động theo cách này nên cũng khó khăn để chọn được cho mình đơn vị uy tín, chất lượng nhất.
- 4PL Logistics (Fourth Party Logistics): Hình thức 4 này doanh nghiệp sẽ thuê đơn vị Logistic để lo tất cả mọi hoạt động Logistic từ đầu ra đến phân phối, quản lý cho đến điều hành, vận chuyển và giao hàng.
Tiêu chí đánh giá hoạt động Logistic hiệu quả
Đối với một quốc gia thì hiệu quả của hoạt động Logistic có thể được đánh giá cụ thể thông qua những tiêu chí điển hình như sau:
- Chi phí Logistic so sánh với kim ngạch xuất nhập khẩu hoặc GDP
- Doanh thu dịch vụ Logistic so sánh với GDP
- Tỷ lệ doanh nghiệp có dùng dịch vụ Logistic thuê ngoài
- Tốc độ tăng trưởng của doanh thu dịch vụ Logistic
- Thời gian trung bình để xử lý những thủ tục hành chính có liên quan đến hàng hóa
Còn đối với doanh nghiệp thì hiệu quả của hoạt động Logistic sẽ được đánh giá cụ thể thông qua những tiêu chí điển hình như sau:
- Thời gian tiếp nhận cũng như hoàn thành một đơn hàng dịch vụ càng ngắn thì hiệu quả lại càng cao và ngược lại.
- Chi phí trung bình để hoàn thành được một đơn hàng dịch vụ càng thấp thì hiệu quả càng cao và ngược lại.
- Số lượng người tham gia hoàn thành một đơn hàng dịch vụ càng ít thì hiệu quả càng cao và ngược lại.
- Mức độ hài lòng của khách hàng được thể hiện thông qua chất lượng cùng độ tin cậy của dịch vụ.
Hy vọng rằng thông qua bài viết trên đã giúp cho bạn có được cài nhìn tổng quát hơn và hiểu được cụ thể Logistic là gì, tầm quan trọng của nó với doanh nghiệp, với quốc gia ra sao? Qua đó giải đáp được đầy đủ mọi thắc mắc tìm kiếm, biết cách áp dụng trong công việc hay lựa chọn ngành nghề hiệu quả nhất. Mọi ý kiến đóng góp hay cần tư vấn Giải pháp hoàn tất đơn hàng thông minh hãy liên hệ ngay với Vietful qua số hotline 097 384 3404 nhé!