MBO là gì? Tất tần tật những thông tin về MBO trong doanh nghiệp

09/04/2022

Chúng ta thường nghe nói đến quản trị mục tiêu MBO trong cuộc sống hiện nay và Vietful tin rằng có nhiều bạn còn khá xa lạ, có nhiều băn khoăn, thắc mắc đối với chủ đề này. Nếu đã vậy bạn hãy cùng Vietful khám phá ngay MBO là gì trong bài viết sau đây nhé!

Định nghĩa đối với MBO là gì?

MBO là tên gọi viết tắt của cụm từ management by objectives dịch ra tiếng việt sẽ có nghĩa là quản trị theo mục tiêu. MBO được biết đến với vai trò là một phương pháp tiếp cận chiến lược với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Tại đó, ban lãnh đạo và bộ phận nhân viên có thể cùng nhau thảo luận và giám sát đối với kết quả thực hiện những mục tiêu đã được đề ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Bước nắm vai trò quan trọng với phương pháp MBO chính là giám sát và đánh giá kết quả hoạt động, đánh giá sự tiến bộ của nhân viên so với những mục tiêu đã được đề ra từ trước.

Phương pháp MBO là gì? Đó chính là phương pháp quản trị theo mục tiêu

Lợi ích đến từ việc sử dụng quản trị theo mục tiêu MBO

MBO là gì? MBO có những lợi ích gì đối với người sử dụng? Phương pháp quản trị MBO sẽ giúp cho nhà quản trị hoạch định và xác định được mục tiêu của tổ chức một cách xác đáng hơn. Hệ thống quản trị mục tiêu MBO sẽ giúp đưa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân đạt được sự thống nhất.

MBO mang lại được lợi ích trong việc kích thích tinh thần hăng hái và nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên và những bộ phận tham gia vào việc quản trị, cũng từ đó góp phần giúp cho các thành viên sẽ hiểu rõ hơn về mục tiêu của doanh nghiệp hay tổ chức.

Thêm vào đó, phương pháp MBO còn giúp tạo điều kiện cho mọi thành viên của doanh nghiệp, tổ chức có thêm cơ hội phát triển năng lực của bản thân. Mỗi một thành viên đều sẽ được chủ động tham gia vào việc đề ra mục tiêu cho bản thân họ.

Ngoài ra, phương pháp MBO cũng rất hữu ích trong hoạt động kiểm tra, hoạt động giám sát và hoạt động điều chỉnh. Việc xác định được hệ thống mục tiêu rõ ràng làm cho doanh nghiệp, nhà quản lý cảm thấy thuận lợi hơn trong khi kiểm tra, đo lường và đánh giá cũng như là điều chỉnh đối với tác vụ, sai lệch so với kế hoạch đã đề ra, từ đó sẽ đảm bảo hơn với mục tiêu đề ra.

Lợi ích của MBO là gì? Là giúp nhà quản trị hoạch định, xác định mục tiêu

Điểm mạnh và điểm yếu của MBO là gì?

Ưu điểm của MBO là gì?

MBO giúp người dùng quản lý theo mục tiêu và đề cao được vai trò, trách nhiệm của mỗi nhân viên trong công việc chung.

MBO giúp cho những mục tiêu cốt lõi sẽ được xác định cụ thể đối với bản thân mỗi nhân viên tùy thuộc vào kinh nghiệm, vào trình độ học vấn và vào trình độ chuyên môn của họ.

Phương pháp này còn giúp cải thiện khả năng giao tiếp, sự tương tác và cả khả năng kết nối giữa những thành viên trong tổ chức. Điều này sẽ hỗ trợ cho quá trình làm việc theo nhóm có kết quả cao hơn.

MBO cung cấp cho nhân viên một sự hiểu biết rõ ràng về kỳ vọng mà tổ chức đặt vào bản thân họ.

Mỗi nhân viên sẽ đảm nhận trong mình những mục tiêu duy nhất, cho thấy được vai trò quan trọng của thành viên trong tổ chức, giúp thúc đẩy nỗ lực cống hiến và thể hiện lòng trung thành.

Nhược điểm của MBO là gì?

Bên cạnh những ưu điểm mà MBO mang đến thì bản thân phương pháp này vẫn có những nhược điểm nhất định. Cụ thể việc quản lý theo mục tiêu thường bỏ qua mất những đặc tính và các điều kiện làm việc hiện có của doanh nghiệp, tổ chức.

Nhà quản lý sẽ luôn đặt áp lực lớn lên nhân viên của mình trong quá trình hoàn thành mục tiêu của họ mà quên mất rằng việc sử dụng phương pháp MBO là để tham gia, để sẵn sàng đóng góp và cuối cùng là để phát triển năng lực quản lý.

Đôi khi chính điều này sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy rất áp lực trước những kỳ vọng, trước sự đòi hỏi quá cao của tổ chức đối với năng lực mà bản thân có.

Khám phá ưu điểm và nhược điểm của MBO là gì?

Quy trình của phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO là gì?

Chúng ta đã biết về MBO là gì, lợi ích, ưu điểm và nhược điểm của MBO và bây giờ hãy cùng nhau khám phá thông tin về quy trình của phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO là gì nhé!

Bước xác định mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp hay tổ chức

Ngoài những mục tiêu dài hạn của tổ chức mà chúng ta thường thấy như tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu đối với chiến lược phát triển thì những mục tiêu do bản thân người giám sát đưa ra chỉ là tạm thời, dựa trên quá trình quan sát, quá trình đánh giá những gì tổ chức có thể đạt và cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Bước xác định mục tiêu của bản thân nhân viên

Sau khi nhân viên của tổ chức đã nhận được thông báo tóm tắt về nội dung kế hoạch, về chiến lược và về mục tiêu chung cần hướng tới, những nhà quản lý hoàn toàn có thể bắt đầu làm việc cùng với cấp dưới để xây dựng nên những mục tiêu cá nhân cho từng vị trí khác nhau.

Bước giám sát một cách liên tục đối với hiệu suất và tiến độ

Để có thể thực hiện được mục tiêu phát triển chung của bản thân tổ chức đó, trước hết mỗi cá nhân trong tập thể cần phải làm tốt công việc được giao. Đó chính là lý do việc theo dõi một cách sát sao đối với tiến độ, với kết quả thực hiện nhiệm vụ và sự tiến bộ của nhân viên đóng một vai trò rất quan trọng.

Bước đánh giá đối với hiệu suất

Trong khuôn khổ đã được đặt ra đối với phương pháp quản trị mục tiêu MBO, việc đánh giá đối với hoạt động được thực hiện một cách thường xuyên cùng với sự tham gia của những cấp quản lý có liên quan.

Bước cung cấp các phản hồi

Trong khi sử dụng cách tiếp cận MBO, bước quan trọng nhất chính là phản hồi một liên tục đối với kết quả và đối với mục tiêu, bởi điều này sẽ giúp cho nhân viên nhìn thấy được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình để điều chỉnh đối với kế hoạch công việc của bản thân sao cho hợp lý.

Bước ghi nhận kết quả và thành tích đạt đã được trong thời gian qua

Đây chính là bước giúp đánh giá, giúp ghi nhận thành công của mỗi nhân viên trong những tổ chức sử dụng phương pháp MBO. Ở bước này, bên cạnh việc ghi nhận và đánh giá đối với kết quả công việc, nhà quản lý cần có những chính sách, những hoạt động khen thưởng dành cho nhân sự đạt được mục tiêu với mục đích khuyến khích, động viên và thúc đẩy được tinh thần thực hiện phương pháp quản trị MBO.

Các bước trong quy trình MBO là gì?

Hy vọng rằng thông qua bài viết về chủ đề MBO là gì mà Vietful mang đến cho bạn ngày hôm nay, bạn sẽ có nhiều thông tin bổ ích hơn xoay quanh khái niệm, lợi ích, quy trình, ưu điểm và nhược điểm của MBO. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào đối với những vấn đề liên quan thì hãy đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với Vietful qua hotline 097 384 3404 để bộ phận nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi có thể giúp bạn tháo gỡ những băn khoăn một cách nhanh chóng nhé!

Messenger Zalo OA Hotline 24/7