Tìm hiểu MRP là gì? – Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý sản xuất 

09/04/2022

Đứng trước thời đại kỷ nguyên số con người có sự hỗ trợ của hàng trăm hàng ngàn công cụ và MRP là phần mềm được nhắc đến nhiều nhất. Vậy MRP là gì hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu chi tiết về người bạn đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp.

Tìm hiểu MRP là gì?

MRP là từ viết tắt của Manufacturing Resource Planning được hiểu là phần mềm hoạch định nguồn lực sản xuất. Phần mềm này hỗ trợ nhà quản lý định hình sản phẩm từ khâu dự báo nguyên vật liệu cho đến giai đoạn lên kế hoạch sản xuất.

MRP – Manufacturing Resource Planning

Thực tế MRP được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1940 khi mà con người dùng máy tính để phân biệt các thông tin từ hóa đơn vật liệu. Nhưng cho đến 1980 thì MRP được xem là phần mềm hoạch định nguồn lực mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.

Quá trình quản lý sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất một số sản phẩm lại khá phức tạp, tốn nhiều thời gian và nhiều vấn đề sai sót sẽ phát sinh. Chính lúc này MRP chính là “chìa khóa” hỗ trợ xác định đủ các nguyên liệu dự trữ ngay từ ban đầu và tránh việc dư thừa sau sản xuất.

Phần mềm MRP phù hợp với những doanh nghiệp nào?

MRP sẽ luôn là giải pháp hữu ích cho mọi doanh nghiệp nhưng để đảm bảo sử dụng tốt nhất thì doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu.

MRP phù hợp với đa dạng các doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp cần phần mềm chuyên quản lý sản xuất tổng thể: Các doanh nghiệp này thường đánh giá bộ giải pháp quản trị sản xuất rất cao. Bởi vậy phần mềm hướng tới tạo khả năng tích hợp liền mạch dữ liệu với quy trình nhà máy. Ví dụ như doanh nghiệp cần quản lý tiến độ sản xuất, kế toán sản xuất tự động hoạch định chi phí thì giải pháp tương ứng cần là SAP hoặc Oracle,…
  • Doanh nghiệp cần phần mềm đặc thù chuyên ngành: Khi tất cả các phòng ban đều hướng đến chức năng đặc thù hỗ trợ giải quyết chuyên môn như quản lý hàng tồn kho tại giai đoạn lắp ráp. Hoặc những bộ phận cần tìm kiếm chức năng, giải pháp mới có khả năng tích hợp đồng nhất với phần mềm của công ty trước đó.
  • Doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa nhỏ: Đối với các doanh nghiệp này quy mô ngân sách hoặc nguồn lực có phần hạn chế và MRP sẽ giúp ích giảm bớt chi phí. Phần mềm sẽ hỗ trợ triển khai nhanh chóng những nhiệm vụ hơn nữa còn có mã nguồn miễn phí.

MRP – “Chìa khóa vàng” quản lý sản xuất

Chúng ta có thể thấy rằng MRP là quy trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cần cho sản xuất. Đơn giản hơn MRP chính là hệ thống giúp tính toán nguyên vật liệu cần để hoàn tất các đơn hàng đặt của khách hàng.

MRP cực kỳ hữu dụng trong sản xuất

Đối với quản lý sản xuất phần mềm MRP được thiết lập nhằm trả lời cho hàng loạt thắc mắc: cần nguyên vật liệu nào? Vật liệu đó là gì? Số lượng? Khi nào cần loại nào? Thời gian hàng được giao là lúc nào?,…

Nhắc về quy trình sản xuất thì MRP sẽ nhận dữ liệu từ kế hoạch nguyên vật liệu BOM + kế hoạch sản xuất tổng MPS và dữ liệu hàng tồn kho.

  • BOM sẽ liệt kê tất cả nguyên liệu thô cùng các bộ phận cấu thành, cụm chi tiết và lắp ráp của đơn vị thành phẩm. Sau đó MRP lấy dữ liệu này xác định rõ lượng cần trừ đi số lượng có tại kho để ra số lượng cần đặt hàng thêm.
  • MPS thì sẽ phác thảo hoạt động sản xuất dự kiến cho nhà máy, tổng hợp dữ liệu từ chính đơn đặt hàng của khách. Tiếp tục là việc phần mềm dự báo nhu cầu vật tư thể hiện số lượng vật liệu cần trong thời gian nào.
  • Đặc biệt dữ liệu hàng tồn kho sẽ giúp cung cấp số lượng những nguyên liệu, bộ phận cấu thành, chi tiết lắp ráp đã có sẵn/ đặt hàng. MRP sẽ dựa theo đó mà xác định nhu cầu về nguyên vật liệu cần tới loại trừ tồn kho, tính toán chi tiết từng thành phần. Thông qua chính quá trình chọn lọc đó đem lại sự tối ưu cả về nguồn lực lẫn chi phí sản xuất cho phía doanh nghiệp áp dụng.

Ngay khi xử lý các dữ liệu nguồn thì hệ thống MRP cung cấp bảng yêu cầu các nguyên liệu và hiện rõ chi tiết như:

  • Đơn đặt hàng cho doanh nghiệp: số lượng, thời gian đặt và các thay đổi về chỉnh sửa số liệu, thời gian hay hủy đơn đặt.
  • Thể hiện kế hoạch nguyên vật liệu: số lượng, bộ phận cần, chi tiết cần hoặc đưa ra dự báo yêu cầu hàng tồn kho trong tương lai.
  • Thể hiện tiến độ công việc: phần mềm theo dõi ngày giao, các đơn hàng chậm, trình trạng hàng hết giúp cho doanh nghiệp chủ động điều phối và đánh giá.

Quản trị sản xuất không thể thiếu phần mềm MRP

Lợi ích mà MRP mang lại

Đúng như tên gọi của mình MRP đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Hạn chế mức tồn kho thấp nhất, thông qua việc xác định mức dự trữ hợp lý giảm thời gian chờ đợi nguyên liệu tránh được chi phí lưu kho hoặc vận chuyển.
  • Chủ động theo dõi các nguyên vật liệu tương ứng cho từng đơn đặt hàng.
  • Phân bổ thời gian hợp lý đem lại cho doanh nghiệp lợi ích về nhân lực, chi phí.
  • Lập chi tiết kế hoạch nhu cầu cho các đơn hàng tương lai với số nguyên vật liệu đủ.
  • Tích hợp dễ dàng với phần mềm kế toán của doanh nghiệp.
  • Phần mềm thân thiện với môi trường dễ dàng sử dụng.

Hơn nữa, phần mềm MRP còn trợ giúp cá nhân chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất cân bằng khối lượng công việc và đưa ra lịch làm việc thích hợp. Các quản đốc nhà máy thông qua sử dụng MRP phát lệnh công việc giúp tiến độ sản xuất nhanh, chính xác hơn. Phía bộ phận kinh doanh hoặc quản lý kho, quản lý mua hàng hóa đều nhận được sự hỗ trợ từ hệ thống MRP.

MRP một giải pháp chuyên sâu cho doanh nghiệp vừa và lớn

Nếu doanh nghiệp nhỏ sử dụng MRP để giảm chi phí quản lý hoạt động thì doanh nghiệp vừa và lớn lại càng cần vận dụng tới phần mềm này. Bởi MRP thường đòi hỏi thông tin chính xác tuyệt đối ngay từ đầu vào tránh được việc doanh nghiệp gặp rắc rối về dữ liệu đầu ra. Số lượng đặt hàng nhiều, doanh nghiệp bỏ lỡ đơn hàng do thiếu bộ phận chuyên trách là do đỡ bỏ lỡ MRP. MRP sẽ giải quyết tất cả bài toán phức tạp cho doanh nghiệp vừa và lớn.

Các SME sẽ rất cần đến những tính năng mà MRP cung cấp

Trên thị trường hiện nay MRP được rất nhiều bên cung cấp kèm các phạm vi xử lý công việc khác nhau. Nếu doanh nghiệp chỉ cần giải quyết đơn giản về nguyên vật liệu của đơn hàng hiện có thì chỉ cần tìm hiểu gói MRP thấp. Còn khi cần xử lý triệt để các vấn đề kèm theo tính toán dự trù an toàn thì cần chọn DIGINET của MRP. DIGINET giúp doanh nghiệp đảm bảo mọi vật tư đáp ứng dù là trường hợp nào phát sinh đi chăng nữa.

Bên cạnh đó, với một hệ thống hoàn thiện như DIGINET thì khi các sự cố vận chuyển có vấn đề làm thiếu nguyên vật liệu chăng nữa thì sẽ có cảnh báo cho chính người quản lý. Theo đó người quản lý sẽ cập nhật nhanh chóng, thông báo cho các cá nhân và bộ phận làm việc phân bổ lại để đảm bảo tiến độ đơn hàng.

Dù rằng việc xác định chi tiết nhu cầu về nguyên vật liệu là một quá trình phức tạp do số lượng lớn hay nhu cầu thay đổi. Nhưng với MRP mọi vấn đề có thể giải quyết, đào sâu nguyên nhân biến mọi thứ trở lên đơn giản.

Hy vọng bài viết trên đã gợi ý đủ thông tin giúp bạn nắm rõ về MRP là gì. Nếu bạn có nhu cầu hoặc đang tìm hiểu thông tin về phần mềm quản lý đơn hàng, quản lý kho, tư vấn xây dựng kho thì hãy liên hệ ngay với VIETFUL qua Hotline 097 384 3404

Messenger Zalo OA Hotline 24/7