Notice of Readiness là gì? Một vài thuật ngữ trong xuất nhập khẩu
15/05/2022
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc sử dụng các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành là rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực và trong đó có lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy vậy, vẫn có một số thuật ngữ khá xa lạ với mọi người, trong đó có thể kể đến Notice of Readiness. Vậy Notice of Readiness là gì?
Bài viết này của Vietful sẽ giới thiệu đến các bạn thuật ngữ Notice of Readiness và Laytime trong xuất nhập khẩu, theo dõi nhé!
Notice of Readiness là gì?
Notice of Readiness là một thuật ngữ chuyên ngành tiếng anh, được sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh tế. Notice of Readiness theo tiếng Việt nghĩa là Thông báo sẵn sàng.
Thông báo sẵn sàng là loại văn bản được gửi cho người thuê vận chuyển, người giao hàng và người nhận hàng hoặc các bên có liên quan theo nội dung của hợp đồng, để thông báo rằng tàu đã đến cảng hoặc cầu cảng (theo từng trường hợp cụ thể hoặc theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng) và đã sẵn sàng về mọi mặt để bốc dỡ hàng hóa.
Notice of Readiness là một mốc thời gian được xác định dựa trên việc thuyền trưởng trao Thông báo sẵn sàng xếp dỡ và việc người chủ hàng nhận thông báo sẵn sàng xếp dỡ. Để dễ hiểu hơn, các bạn có thể xem ví dụ bên dưới:
Ví dụ: Trong hợp đồng có đề cập “Thời gian cho phép xếp, dỡ hàng bắt đầu tính từ 15h chiều nếu Notice of Readiness được trao và được chấp nhận trước 12h trưa cùng ngày. Trường hợp Notice of Readiness được trao và được chấp nhận vào buổi chiều hôm trước thì sẽ được tính vào 07h sáng hôm sau”.
Thuật ngữ Laytime là gì?
Laytime là một thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng khá phổ biến trong các hoạt động xuất nhập khẩu cũng như Logistics, nó có nghĩa là Thời gian làm hàng.
Thời gian làm hàng hay còn gọi là thời gian xếp dỡ, là khoảng thời gian được bên mua và bên bán thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu, dành cho việc xếp dỡ hàng hóa tại các cảng xếp và cảng dỡ.
Nếu như người thuê tàu tiến hành xếp dỡ hàng hóa nhanh chóng hơn thời gian đã thỏa thuận từ trước trong hợp đồng, người thuê tàu sẽ được chủ tàu thưởng thêm cho một khoảng tiền và khoảng tiền này được gọi là tiền thưởng xếp dỡ nhanh. Số tiền này trong tiếng Anh thường được sử dụng với cụm từ Despatch Money.
Và ngược lại, nếu như người thuê tàu tiến hành công việc xếp dỡ hàng hóa muộn hơn, lâu hơn so với thời gian đã thỏa thuận trước trong hợp đồng, người thuê tàu sẽ bị chủ tàu phạt một khoản tiền và khoản tiền này gọi là tiền phạt xếp dỡ chậm. Trong tiếng Anh, người ta gọi khoản tiền xếp dỡ chậm là Demurrage.
Một số nội dung về Laytime:
- Thời gian làm hàng buộc phải được quy định rõ để xác định thời gian cho việc xếp, dỡ hàng hóa, khoảng thời gian nào thì không được tính vào thời gian làm hàng, mốc xác định thời gian làm hàng, nếu khi trao Thông báo sẵn sàng mà tàu vẫn chưa cập cảng, vẫn chưa làm xong các thủ tục hải quan thì liệu có tính vào thời gian làm hàng không?
- Thông thường, thời gian làm hàng sẽ được quy định thông qua các cách thức như sau:
- Quy định một số ngày cụ thể cho việc xếp, dỡ hàng hóa hoặc cho cả việc xếp và dỡ hàng hóa. “Ngày” trong thời gian làm hàng có nhiều loại khác nhau nên cần phải quy định, thỏa thuận rõ là loại “ngày” nào
- Quy định mức xếp hàng, dỡ hàng: Đối với các mặt hàng rời, khối lượng tương tự như xi măng, than, quặng, phân bón,… người ta thường sẽ quy định mức xếp, dỡ hàng hóa (tùy theo năng suất xếp dỡ hàng của cảng), chứ không quy định một số ngày để xếp dỡ hàng hóa.
Thuật ngữ NOR là gì?
NOR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Notice of Readiness. Như đã trình bày ở trên, thì Notice of Readiness (NOR) là Thông báo sẵn sàng.
Thông báo sẵn sàng là loại văn bản được gửi cho người thuê vận chuyển, người giao hàng và người nhận hàng hoặc các bên có liên quan theo nội dung của hợp đồng, để thông báo rằng tàu đã đến cảng hoặc cầu cảng (theo từng trường hợp cụ thể hoặc theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng) và đã sẵn sàng về mọi mặt để bốc dỡ hàng hóa.
Nghĩa vụ thông báo bằng văn bản được thực hiện bởi người vận chuyển, thực hiện thông báo cho người thuê vận chuyển rằng tàu đã đến cảng nhận hàng và đã sẵn sàng để người nhận đến nhận hàng.
Thời gian có hiệu lực của thông báo sẵn sàng sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên theo hợp đồng, nếu như hợp đồng không có đề cập hoặc các bên không có thỏa thuận trước thì sẽ xác định dự theo tập quán của địa phương.
Nếu như nội dung của thông báo sẵn sàng không phù hợp, không đúng sự thật khi người thuê nhận được thông báo thì bên kia phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Vietful đã giới thiệu cho các bạn một số thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu cũng như giải đáp cho các câu hỏi Notice of Readiness là gì? NOR là gì? Laytime là gì? Hy vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho các bạn. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc cần trao đổi, vui lòng liên hệ số điện thoại 097 384 3404 để được Vietful hỗ trợ tốt nhất.