Phần mềm CRM là gì? Lợi ích của phần mềm CRM đối với doanh nghiệp

14/04/2022

CRM được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng vì nó có thể giúp khách hàng được trải nghiệm tốt hơn, cũng từ đó các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về phần mềm CRM là gì thì hãy cùng Vietful tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây nhé!

Thông tin tổng quát về phần mềm CRM là gì?

CRM chính là từ viết tắt của cụm từ Customer Relationship Management (dịch sang tiếng việt có nghĩa là quản lý quan hệ khách hàng). Hiện nay, khi nhắc tới CRM thì hầu hết sẽ có nghĩa là nhắc tới phần mềm CRM.

Phần mềm CRM là gì? Là một công cụ hoạt động tượng tự như một kho lưu trữ duy nhất để kết hợp những hoạt động bán hàng, hoạt động tiếp thị và hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp. CRM giúp hợp lý hóa quy trình, chính sách và cả nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong một nền tảng nhất định.

Phần mềm CRM là gì – công cụ hoạt động như một kho lưu trữ duy nhất

Lý do doanh nghiệp nên tối ưu đối với phần mềm CRM là gì?

Mô hình CRM được biết đến với vai trò là một quy trình chăm sóc và quản lý khách hàng nhằm tạo dựng mối quan hệ kinh doanh bền chặt hơn. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì CRM được coi như một công cụ không thể nào thiếu đối với doanh nghiệp nào lấy khách hàng làm mục tiêu phát triển.

Khi hiểu được về bản chất phần mềm CRM là gì, mô hình CRM là gì, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được một cách chính xác nhu cầu của khách hàng. Từ đó, khách hàng cũng có được những trải nghiệm tốt hơn, lợi nhuận cũng theo đó mà tăng lên.

Ưu điểm lớn nhất có trong mô hình CRM chính là nó có khả năng kết nối, cập nhật thông tin nhanh chóng, ngay lập tức dựa theo công nghệ mới nhất.

Doanh nghiệp sẽ nắm bắt chính xác nhu cầu của khách hàng khi dùng CRM

Lợi ích khi sử dụng phần mềm CRM là gì?

Với những phần mềm CRM trên thị trường hiện nay như phần mềm SalesForce, phần mềm Zoho, CRMVIET, HubSpot,…  đều có thể giúp doanh nghiệp tự động hoá đối với nhiều khâu trong việc kết nối bộ phận Marketing, bộ phận Sale, bộ phận Support một cách khoa học và dễ dàng hơn.

Khi doanh nghiệp sử dụng phần mềm CRM trong hoạt động, nó sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

Giúp việc quản lý liên hệ với khách hàng được cải thiện

Mỗi một cuộc gọi, một câu hỏi, cuộc đàm phán và điểm chạm nào đối với khách hàng cũng sẽ đều được lưu lại ở trên lịch sử. Điều này sẽ giúp cho cả team sale, đội ngũ marketing và chăm sóc khách hàng cải thiện được việc theo dõi tiến trình bán hàng và cả lịch sử khách hàng.

CRM giúp tăng sự hợp tác giữa team và phòng ban với nhau

Một hệ thống CRM sẽ cho phép các bộ phận của phòng ban khác nhau làm việc cùng nhau đối với module Dự án. Cụ thể như một team kinh doanh có thể phối hợp cùng với team sản phẩm để đưa ra báo giá theo kích thước đặc thù.

Phần mềm CRM giúp nâng cao năng suất làm việc

CRM giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những công việc hành chính như là theo sát email và cả theo dõi, quản lý đối với những cuộc họp. Phần mềm CRM giúp cho quá trình gửi email trở nên nhanh chóng hơn.

CRM giúp việc dự báo hoạt động kinh doanh trở nên chính xác hơn

Một lợi ích nữa đến từ hệ thống CRM chính là nó sẽ giúp người quản lý cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đưa ra những dự báo chính xác. Đội kinh doanh hoàn toàn có thể dự báo doanh số tương lai từ việc căn cứ vào những dữ liệu quá khứ.

Báo cáo trên phần mềm CRM sẽ trực quan và tin cậy

CRM mang đến cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể đối với quy trình bán hàng vì vậy sẽ rất dễ dàng để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn và lưu ý đối với những vấn đề này.

Phần mềm CRM mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định

Các bước trong quy trình CRM là gì?

Hiện nay, đối với hầu hết các doanh nghiệp thì quy trình chiến lược CRM đều xoay quanh đối tượng là khách hàng với 5 nhiệm vụ sau:

Bước 1: Tư vấn bán hàng (hay còn được gọi là CRM sales). Đây là bước đầu tiên và cũng nắm vai trò cực kỳ quan trọng đối với quy trình CRM. Cụ thể, bước này triển khai những hoạt động Sales, gồm:

– Gửi thư.

– Gọi điện.

– Báo giá.

– Lên lịch hẹn.

– Ký hợp đồng.

– Giao dịch thanh toán.

– Báo cáo công nợ,…

Bước 2: Thực hiện truyền thông. CRM Marketing có chức năng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian trong quá trình phân loại khách hàng, chăm sóc khách theo từng nhóm khác nhau, thúc đẩy đối với người mua hàng thông qua những công cụ Automatin Marketing.

Bước 3: Dịch vụ bán hàng (hay còn gọi là CRM Services) 

Kế hoạch chăm sóc khách hàng được thiết kế với mục đích nhằm thúc đẩy người dùng mua lại các sản phẩm, gia hạn với dịch vụ bằng việc thực hiện những hoạt động như: giảm giá chiết khấu, tặng quà cho khách hàng, gửi thư với nội dung chúc mừng các ngày lễ, ngày tết,…

Bước 4: CRM Analysis hay phân tích tập khách hàng.

Phân tích khách hàng để có thể đưa ra được cách tiếp cận thật đúng đắn, giúp tối ưu đối với hoạt động Marketing và Services.

Bước 5: Sự kết hợp giữa đối tượng phòng ban và đối tác.

Nếu như đối với những doanh nghiệp thông thường thì mỗi bộ phận sẽ là 1 phần tách biệt riêng. Điều này làm cho dòng chảy thông tin đôi lúc sẽ không được thông suốt và trở nên chậm trễ.

Quy trình CRM đều xoay quanh đối tượng là khách hàng với 5 nhiệm vụ

Khi sử dụng CRM, các phòng ban đều sẽ được liên kết một cách chặt chẽ với nhau, mọi nhân viên của doanh nghiệp đều sẽ được kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu vô cùng trực quan và nhanh chóng.

Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh vấn đề về phần mềm CRM là gì. Vietful hy vọng rằng qua bài viết bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào đối với những vấn đề liên quan thì hãy đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với Vietful thông qua hotline 097 384 3404 để bộ phận nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi giúp bạn tháo gỡ những băn khoăn một cách nhanh chóng

Messenger Zalo OA Hotline 24/7