Reverse logistics là gì? Vai trò của reverse logistics bạn cần nắm

14/08/2022

Reverse logistics là một khái niệm tương đối mới mẻ vừa mới xuất hiện trong ngành logistics hiện nay. Quy trình này được đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt trội mang đến cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy reverse logistics là gì và quy trình này có vai trò như thế nào? Cùng Vietful theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu hơn về reverse logistics nhé!

Reverse logistics là gì?

Reverse Logistics là gì?

Reverse Logistics được hiểu là Logistics ngược hoặc Logistics quy hồi. Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong sản xuất để chỉ quá trình từ lập kế hoạch cho đến thực hiện và kiểm soát các công việc như: mua nguyên liệu, bán sản phẩm, nơi tiêu thụ, nhà cung cấp,… Mục đích cuối cùng chính là thu hồi giá trị hàng hóa trong kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và giải ngân giá trị vốn lưu động.

Logistics ngược và logistics xuôi khác nhau như thế nào?

Logistics ngược và Logistics xuôi khác nhau như thế nào?

Nhìn chung, logistics ngược vẫn đảm bảo toàn bộ các hoạt động như logistics xuôi. Tuy nhiên, quy trình này hoạt động theo cách ngược lại. Đồng thời, giữa logistic ngược và logistic vẫn có những đặc trưng khác biệt mà người kinh doanh không thể nhầm lẫn.

Theo các chuyên gia trong ngành, việc vận hành logistic ngược phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn so với quy trình logistic xuôi thông thường. Đầu tiên đó là việc dự báo nhu cầu sẽ mất khá nhiều thời gian đồng thời việc vận chuyển từ nhiều điểm về một nơi, chất lượng và giá cả của sản phẩm không được đảm bảo đồng nhất.

Mặt khác, bao bì hàng hóa trong logistic không giữ được nguyên vẹn, chất lượng sản phẩm không đồng nhất, giá cả dao động thường xuyên theo nhiều yếu tố xung quanh và khó giám sát chi phí trực tiếp được xem là những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp vận hành quy trình logistic ngược phải đối mặt.

Vai trò của reverse logistics quan trọng như thế nào?

Vai trò của Reverse Logistics quan trọng như thế nào?

Đối với các chuỗi cung ứng lớn, logistics nắm vai trò quyết định chất lượng sản phẩm, giá cả hàng hóa, vòng đời sản phẩm, tỷ lệ hàng bị lỗi thấp và giao hàng đúng kế hoạch.

Tuy nhiên, việc thu hồi hàng hóa trong thời điểm hiện nay được xem là một vấn đề hiển nhiên của hầu hết các nhà sản xuất, nhà phân phối trung gian, đại lý buôn, bán lẻ truyền thống, nhà bán lẻ trực tuyến và các công ty cung cấp dịch vụ logistics. Việc thu hồi là cách để giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và tăng doanh thu cho mình, từ đó giành được lợi thế trên thị trường với nhiều cạnh tranh như hiện nay.

Trong thời đại logistics trở thành một mô hình chung của mỗi doanh nghiệp thì reverse logistics được đánh giá sẽ mang đến nhiều yếu tố cạnh tranh khác biệt cho doanh nghiệp giúp tăng nhu cầu mua hàng hóa của khách hàng.

Cụ thể, reverse logistics thể hiện được những vai trò sau:

Reverse logistics làm thông suốt quá trình logistics xuôi

Khi khâu logistics xuôi xuất hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu, reverse logistics sẽ đóng vai trò đưa những sản phẩm này trở lại thị trường một cách nhanh nhất.

Reverse logistics nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Các chính sách thu hồi sản phẩm kịp thời giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao bởi khách hàng vẫn sẽ tìm đến họ khi được thỏa mãn tốt nhu cầu kể cả khi nhận được sản phẩm bị lỗi.

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Theo ước tính, chi phí dùng cho hoạt động reverse logistics chiếm khoảng từ 3 – 15% tổng chi phí của mỗi doanh nghiệp. Khi phải thu hồi hàng hóa, các chi phí liên quan đến vận chuyển, sửa chữa và dự trữ đều sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, khi tận dụng và triển khai tốt quy trình logistics ngược, doanh nghiệp bạn có thể tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, tái sử dụng bao bì, thu hồi giá trị còn lại của hàng hóa, bán lại sản phẩm đã được phục hồi,…

Bảo vệ môi trường

Bằng cách tái chế và tiêu hủy hợp lý đối với những sản phẩm lỗi, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường.

Quy trình hoạt động của reverse logistics

Quy trình hoạt động của Reverse Logistics

Reverse logistics được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tổ chức mô hình và quy trình logistics theo 4 giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: Tập hợp 

Ở giai đoạn đầu tiên, doanh nghiệp cần có những hoạt động cần thiết và hợp lý để tập hợp thu hồi sản phẩm bị lỗi, tồn kho và có thể tái chế được để mang về nơi sửa chữa, phục hồi.

Giai đoạn 2: Kiểm tra 

Trước khi mang đi sửa chữa tại điểm phục hồi, các sản phẩm lỗi sẽ được kiểm tra toàn diện về chất lượng để tiến hành chọn lọc, phân loại theo từng nhóm sản phẩm cụ thể. Giai đoạn này là tiền đề để xác định bước tiếp theo nên xử lý sản phẩm đó như thế nào.

Giai đoạn 3: Xử lý

Có nhiều cách để xử lý các sản phẩm được thu hồi sau khi được kiểm tra chi tiết. Một số cách phổ biến được doanh nghiệp lựa chọn đó là:

  • Tái sử dụng hoặc bán ra lại nếu sản phẩm vẫn còn chất lượng tốt
  • Phục hồi bằng cách sửa chữa, thay thế phụ tùng hoặc làm mới
  • Đưa sản phẩm lỗi về khu vực xử lý rác thải.

Giai đoạn 4: Phân phối

Những sản phẩm được sửa chữa và phục hồi như mới sẽ được áp dụng hoạt động logistics để bán ra thị trường một lần nữa và đưa đến tay người tiêu dùng có nhu cầu.

Trên đây là những giải đáp chi tiết về khái niệm reverse logistics là gì và vai trò quan trọng của quy trình này trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào về reverse logistics và cần hỗ trợ các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, hãy liên hệ Vietful 097 384 3404 để nhận tư vấn nhanh nhất nhé!

Messenger Zalo OA Hotline 24/7