S/O trong xuất nhập khẩu là gì? Những công việc khi làm ngành xuất nhập khẩu

08/05/2022

Hiện nay, một trong những lĩnh vực được nhiều người theo đuổi nhất ở Việt Nam chính là xuất nhập khẩu nhưng nó vẫn còn khá mới mẻ. Vì thế mà có một số thuật ngữ thuộc lĩnh vực này không được biết đến một cách rộng rãi. Bài viết này của Vietful sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin khái quát về ngành xuất nhập khẩu cũng như giải nghĩa thuật ngữ S/O trong xuất nhập khẩu là gì?

Khái niệm về xuất nhập khẩu

Ngành xuất nhập khẩu được biết đến là hoạt động phát triển hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu giúp cho hàng hóa các quốc gia trên thế giới được lưu thông và mang lại cơ hội mở rộng thị trường cho rất nhiều quốc gia.

Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Bên cạnh đó, nó còn thiết lập nên các mối quan hệ kinh doanh mật thiết giữa các quốc gia với nhau đồng thời đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế nội địa, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Xuất nhập khẩu là khâu cơ bản nhất của hoạt động ngoại thương và đóng vai trò quan trọng cũng như tác động đến nhiều ngành nghề khác nhau của một quốc gia. Song song với đó, nó cũng thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, đảm bảo nền kinh tế phát triển và ổn định.

Làm xuất nhập khẩu thì làm những công việc gì?

Nhân viên xuất nhập khẩu đóng vai trò như là một sợi dây liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước lại với nhau, giúp cho hàng hóa quốc tế lưu thông một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi tại nước đó.

Những công việc cần phải làm nếu công tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là:

  • Làm việc một cách trực tiếp với khách hàng cũng như đàm phán và ký kết hợp đồng
  • Nhận hợp đồng, tiến hành thực hiện và hoàn tất các thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu
  • Nhận tiền từ khách hàng thanh toán bằng nhiều phương thức khác nhau
  • Hoàn thiện thủ tục hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa để công việc diễn ra suôn sẻ nhất
  • Tiếp nhận thông tin, hồ sơ thanh toán và số lượng hàng hóa trong quá trình thực hiện hồ sơ
  • Quản lý hợp đồng, đơn hàng, tìm kiếm khách hàng mới nhưng vẫn duy trì được lượng khách hàng cũ.
Làm việc trực tiếp với khách hàng

S/O trong xuất nhập khẩu là gì?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, S/O là viết tắt của từ Shipping Order, có nghĩa là đơn hàng vận chuyển, được dùng để xác nhận người vận chuyển đã đặt hàng từ một vị trí bất kỳ trên tàu vận chuyển.

Shipping Order sẽ được phát hành bởi công ty vận chuyển và được giao đến tay người giao hàng. Có đơn vận chuyển, họ có thể xác nhận được nơi đặt hàng, kiểm tra hàng hóa tại ga, tại container hoặc các bến tàu để có thể đến nhận hàng hóa theo quy định.

S/O sẽ chứa các thông tin như đơn đặt hàng, tên người giao hàng, tên người nhận hàng, tên người môi giới, địa chỉ, số lượng hàng hóa, số chuyến tàu đi, thời gian khởi hành, ngày giao hàng, địa điểm giao nhận và ngày hết hạn nhận chở hàng cũng như thông tin về loại kiện hàng và số kiện hàng được ghi trong đó.

Mẫu Shipping Order

Trong đơn đặt hàng cũng sẽ có một khoảng trống để người nhận hàng ký tên lên và đơn hàng này sẽ được đính kèm với lô hàng để người nhận có thể xác minh, kiểm tra được các mặt hàng mà mình đã nhận.

Tóm lại, S/O chứa các thông tin cơ bản liên quan đến vị trí container chứa hàng, số tàu và thời gian tàu khởi hành. Các thông tin này sẽ được nhà xuất khẩu chuyển cho đơn vị vận chuyển hoặc đơn vị giao nhận để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa được phù hợp với yêu cầu của người gửi hàng là thông báo đến khách hàng rằng hàng hóa của họ đã được giao đến.

Những kiến thức cần có khi làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Nắm vững quy trình xuất nhập khẩu và các chính sách xuất nhập khẩu

Nếu muốn công tác trong lĩnh vực này, bạn cần nắm rõ các chính sách cũng như quy trình đối với từng loại hàng hóa mà công ty bạn sẽ cung cấp ra thị trường. Các loại hàng hóa nào được xuất khẩu, nhập khẩu, cần điều kiện gì, quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa ra sao,… là những điều bạn cần buộc phải nắm rõ.

Bạn cần phải nắm rõ về quy trình xuất nhập khẩu

Biết rõ các hình thức giao nhận

Với vận tải trong nước, cần biết rõ được mục đích và các vận hành các loại phương tiện cũng như các chi phí liên quan, cần tìm hiểu các cảng biển, cảng sông trong nước.

Với vận tải quốc tế, cần nắm rõ các phương tiện vận tải, các phụ phí, sân bay, cảng biển cũng như lưu ý các hình thức vận tải quốc tế, chứng từ vận tải quốc tế như AWB, BL, SI, Booking,…

Nắm rõ các hình thức thanh toán quốc tế

Đây được xem là kiến thức nền tảng và cơ bản nhất khi tìm hiểu lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bạn cần phải tìm hiểu và nắm được các công cụ để thanh toán quốc tế cũng như trau dồi thêm về ưu điểm và khuyết điểm của phương thức thanh toán đó.

Nắm vững các thủ tục hải quan

Bạn cần nắm được các thủ tục hải quan như các chính sách hải quan. Cách áp mã hàng hóa, cách tính thuế xuất nhập khẩu, các tính giá hải quan, các quy định thông quan tại các cửa khẩu, sân bay, ….

Bạn cần thường xuyên trau dồi thêm các kiến thức mới về xuất nhập khẩu

Biết rõ các chứng từ phục vụ cho việc xuất nhập khẩu

Chứng từ xuất nhập khẩu là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu và có có giá trị pháp lý vì vậy bạn cần phải cẩn thận với các loại chứng từ này.

Bên cạnh đó thì việc thông thạo ngoại ngữ là hết sức cần thiết để giao dịch với khách hàng. Vì thế nếu như bạn có biết nhiều ngôn ngữ, bạn sẽ lợi thế rất lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Như vậy, Vietful đã chia sẻ cho các bạn một số thông tin cơ bản về lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như giải đáp câu hỏi S/O trong xuất nhập khẩu là gì. Nếu các bạn có thắc mắc cần trao đổi, vui lòng liên hệ số điện thoại 097 384 3404 để được Vietful hỗ trợ tốt nhất.

Messenger Zalo OA Hotline 24/7