Sale logistics là gì? Quy trình làm việc dành cho Sale logistics

21/08/2022

Sale logistics là vị trí quan trọng trong việc đem lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp logistics được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy nhân viên Sale logistics là gì? Đâu là cách để làm Sale logistics một cách hiệu quả nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những câu hỏi này!

Sale logistics là gì?

Sale logistics là gì?

Sale logistics là vị trí chủ chốt trong việc thu về lợi nhuận của các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực vận chuyển logistics, nhập khẩu hàng hóa. Đây là những người giữ vai trò tìm kiếm khách hàng và đưa sản phẩm của công ty đến gần với những khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistic. Vị trí Sale logistics có thể làm việc trong các doanh nghiệp hàng không, vận tải, tàu biển hoặc forwarder.

Có bao nhiêu loại Sale logistics?

Tùy theo từng loại Sale logistics, công việc cụ thể và trách nhiệm quản lý sẽ khác nhau. Về cơ bản, Sale logistics được chia làm 3 loại như sau:

  • Sale Overseas: Vị trí này giữ vai trò tìm kiếm đối tác là các công ty forwarder của nước ngoài.
  • Sale FCL – Full Container Load hay còn gọi là Sale hàng nguyên container. Vị trí này sẽ làm việc cùng các khách hàng là công ty xuất nhập khẩu lớn hoặc các LCL forwarder.
  • Sale LCL – Less than Container Load là Sale hàng lẻ. Chuyên tìm kiếm đối tác là những cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu gửi hoặc nhận hàng từ nước ngoài.

Mỗi vị trí Sale logistics sẽ có mức lương và công việc khác nhau tùy theo năng lực và doanh nghiệp đang làm việc. Thông thường, mức lương cứng cho vị trí này sẽ rơi vào khoảng 5 đến 7 triệu đồng mỗi tháng và hoa hồng nhận được từ sản phẩm bán ra sẽ từ 10 – 30%.

Quy trình làm việc của Sale logistics

Mỗi nhân viên Sale logistics sẽ làm việc theo quy trình gồm 10 bước sau đây:

1. Đánh giá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình

Quy trình làm việc của Sale logistics

Khi xác định được lợi thế của doanh nghiệp và ngành mũi nhọn công ty đang hướng tới, bạn sẽ dễ dàng tìm đúng đối tượng và bán hàng hiệu quả. Thông thường, doanh nghiệp sẽ training cho những Sale logistics mới vào công ty để giúp bạn hiểu rõ các thế mạnh của doanh nghiệp và đối tượng khách hàng đang hướng đến sao cho phù hợp với sản phẩm của mình.

2. Xác định khách hàng mục tiêu

Với mỗi vị trí Sale logistics như đã đề cập trên, bạn sẽ biết được đối tượng khách hàng mình cần hướng đến là ai. Hãy tập trung vào những khách hàng theo đúng ngành nghề và triển khai thế mạnh của công ty mình.

3. Tìm kiếm khách hàng

Để dễ dàng tiếp cận nguồn khách hàng theo đúng thế mạnh, nhân viên Sale logistics có thể tìm theo những cách sau đây:

  • Tìm theo từ khóa trên Google, mạng xã hội, website, hội chợ, bộ phận quản lý các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu hoặc thông qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân,…
  • Tìm khách hàng đang quan tâm đến mặt hàng, theo mùa,…

Tại mỗi doanh nghiệp sẽ cung cấp sẵn cho Sale logistics data khách hàng, bạn chỉ cần liên hệ và biến họ thành những khách hàng tiềm năng của mình. Tuy nhiên, việc mở rộng tệp khách hàng sẽ giúp bạn nâng cao khả năng sale của mình hơn.

4. Thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng

Thu thập thông tin của khách hàng

Bước tiếp theo chính là thu thập thông tin của khách hàng. Hãy ghi chép lại những thông tin cần thiết mà khách hàng cung cấp sau đây:

  • Địa chỉ nhập hàng
  • Yêu cầu giá cả, vận chuyển
  • Yêu cầu về đơn vị handle
  • Yêu cầu báo giá FBO charges
  • Loại hàng hóa
  • Số lượng và kích thước hàng hóa
  • Các yêu cầu liên quan đến thủ tục giấy tờ xuất nhập hàng hóa

5. Phân loại đối tượng khách hàng

2 đối tượng khách hàng mà bạn cần phân loại đó là khách hàng tiềm năng và không tiềm năng. Với những khách hàng thuộc nhóm không có tiềm năng, Sale logistics cần loại bỏ vào một danh sách riêng và note lại lý do cụ thể để có thể chăm sóc họ lại sau này. Với khách hàng tiềm năng, bạn cần đưa ra chiến lược cụ thể để thuyết phục họ trở thành khách hàng thực thụ.

6. Liên hệ với đơn vị vận tải

Tùy thuộc vào từng mặt hàng, bạn sẽ cần đến những phương thức và cách vận chuyển khác nhau. Thông thường, các công ty logistics đều hợp tác cùng nhiều đơn vị vận chuyển khác nhau. Do đó, bạn nên gợi ý cho khách hàng khoảng 3 đơn vị để họ có đủ sự lựa chọn.

7. Báo giá cho khách hàng

Đối với những khách hàng có yêu cầu báo giá cụ thể, Sale logistics cần lưu tâm đến việc khách hàng của mình quan tâm về chất lượng dịch vụ hay mức giá để báo giá cho phù hợp. Bên cạnh đó, để bán thêm những sản phẩm liên quan, bạn có thể gợi ý cho khách hàng về một số gói dịch vụ kèm theo.

8. Theo dõi đơn hàng

Theo dõi đơn hàng

Là một người trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng, bạn cần nắm rõ kịp thời những vấn đề liên quan đến đơn hàng. Theo đó, bạn có thể sử dụng những phần mềm hỗ trợ xuất nhập kho để dễ dàng cập nhật thông tin và báo lại cho khách hàng kịp thời.

9. Bàn giao cho bộ phận giao nhận

Khi thực hiện đến bước này, công việc của Sale logistics đã đạt được 80% rồi. Bước tiếp theo chính là bàn giao lại cho bộ phận khác để họ xử lý phần giao nhận và chứng từ. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải giám sát và cập nhật liên tục tình hình đơn hàng để kịp thời giải quyết những trường hợp phát sinh.

10. Chăm sóc khách hàng

Một đơn hàng thành công chưa phải là kết thúc công việc của nhân viên Sale logistics. Làm thế nào để giữ chân được khách hàng là một vấn đề quan trọng. Chính vì thế, bạn cần thăm hỏi và trò chuyện cùng khách hàng thường xuyên hoặc gửi những lời chúc vào ngày lễ đặc biệt để thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp bạn đến họ. Điều này sẽ nâng cao cơ hội khách hàng quay trở lại với bạn.

Trên đây là những thông tin quan trọng về Sale logistics mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang cần hỗ trợ các Giải pháp hoàn tất đơn hàng cho dịch vụ logistics chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay Vietful theo hotline 097 384 3404  để nhận tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!

Messenger Zalo OA Hotline 24/7