SCM là gì và lợi ích mà SCM có thể mang lại cho doanh nghiệp

19/04/2022

SCM là một thuật ngữ đóng vai trò quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt từ khâu sản xuất cho đến bán ra thị trường thì hệ thống SCM là điều không thể nào thiếu. Vậy bạn đã biết SCM là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Vietful tìm hiểu ngay về SCM trong bài viết của ngày hôm nay nhé!

Khái niệm về SCM là gì?

Supply Chain Management hay còn gọi là quản trị chuỗi cung ứng chính là cụm từ đầy đủ của thuật ngữ SCM. Chuỗi cung ứng được biết đến với vai trò là một hệ thống những tổ chức, con người, các hoạt động, thông tin và những nguồn lực liên quan đến việc di chuyển sản phẩm hay là dịch vụ từ những nhà cung cấp hoặc là nhà sản xuất đến với người tiêu dùng.

Còn quản trị chuỗi cung ứng sẽ bao gồm tất cả những hoạt động từ lập kế hoạch cho đến quản lý mọi hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn hàng cung ứng, nguồn để thu mua, vận chuyển và cả đầu ra của sản phẩm.

Quan trọng hơn nữa, bản thân mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng mối quan hệ đối với đối tác trong chuỗi cung ứng, làm tăng cường sự ràng buộc đối với các bên liên quan gồm có: nhà cung cấp, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba và cả đối tượng khách hàng.

SCM là gì? Là Supply Chain Management hay quản trị chuỗi cung ứng

Điểm khác biệt giữa logistics và SCM là gì?

Trên thực tế, có rất nhiều nhà quản trị, các doanh nghiệp có sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ logistics và SCM. Mọi người đều thường cho rằng SCM và logistics hoàn toàn có thể thay thế và bổ sung cho nhau.

Tuy nhiên, sự thật là thuật ngữ logistics thuộc một phần của Supply Chain Management hay còn gọi quản trị chuỗi cung ứng. Logistics nắm vai trò là những hoạt động nằm trong phạm vi của một tổ chức nhất định. Còn quản trị chuỗi cung ứng lại là một mạng lưới liên kết giữa đối tượng những công ty làm việc cùng với nhau.

Logistics truyền thống sẽ thường tập trung chính vào những hoạt động như hoạt động thu mua, phân phối và cả quản lý hàng tồn kho. SCM còn gồm cả những hoạt động như marketing, phát triển đối với sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ dành cho khách hàng.

Thuật ngữ logistics thuộc một phần của Supply Chain Management

Lợi ích của việc sử dụng SCM là gì?

Hệ thống SCM có thể mang lại những lợi ích nhất định đối với doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Nâng cao hiệu suất đối với những dòng sản phẩm thông qua việc kết hợp giữa bản thân các nhà cung cấp với nhau.
  • SCM giúp nâng cao dịch vụ khách hàng và giảm bớt lượng hàng tồn kho ở mức tối đa.
  • Giảm bớt chi phí lưu kho sản phẩm đối với doanh nghiệp.
  • Giúp giảm chi phí giá thành của mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận, giúp đạt đến mức tối ưu.
  • Giảm đi những phần chi phí không cần thiết đối với doanh nghiệp.
  • Nâng cao sức cạnh tranh đối với những công ty.
  • Thiết lập nên chuỗi cung ứng giữa bản thân những đối tác truyền thống với nhau.
  • Đáp ứng một cách nhanh chóng đối với sự thay đổi của thị trường.
SCM có thể mang lại những lợi ích nhất định đối với doanh nghiệp

4 bước giúp bạn xây dựng chuỗi cung ứng thật hiệu quả

Chiến lược của doanh nghiệp nên đảm bảo được tình phù hợp đối với tình hình kinh doanh, yêu cầu của đối tượng khách hàng trong thực tế. Sau đây là 4 bước quan trọng để giúp phát triển chiến lược chuỗi cung ứng sao cho thật hiệu quả:

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy nhìn nhận toàn diện SCM. Chiến lược về chuỗi cung ứng nên có sự liên quan đối với việc tích hợp luồng thông tin theo hai chiều. Điều này giúp đáp ứng tín hiệu nhu cầu một cách nhanh chóng, kịp thời.

Bước 2: Tiếp theo là theo kịp xu hướng SCM của lĩnh vực kinh doanh. Mỗi ngành sẽ có một bộ điều khiển nhu cầu, có một tiêu chuẩn ngành và giao thức quản lý đối với chuỗi cung ứng riêng biệt. Sự thay đổi sẽ được phát triển theo thời gian. Vì thế khi theo kịp xu hướng, bạn sẽ thiết lập được một chiến lược quản lý hiệu quả hơn bao giờ hết.

 Bước 3: Cần có hiểu được USP về SCM của bản thân công ty bạn. Những câu hỏi như định vị cạnh tranh của bạn ở trong phạm vi chuỗi cung ứng là gì, những yêu cầu tối thiểu để bản thân trở thành lựa chọn tốt nhất đối với khách hàng, yếu tố nào có thể giúp phân biệt được bạn đối với đối thủ,… Khi xây dựng chiến lược cần tập trung vào chính sự khác biệt đó và cả giá trị gia tăng mà bản thân bạn có thể cung cấp.

Bước 4: Bước cuối cùng cũng là bước đóng vai trò vô cùng quan trọng chính là kết hợp quản lý rủi ro cùng với quản lý chuỗi cung ứng. Xác định trước những rủi ro để thực hiện một cách tối ưu đối với mọi yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài.

Các bước quan trọng để giúp phát triển hiệu quả chiến lược chuỗi cung ứng

Vừa rồi là những thông tin hết sức thú vị về SCM là gì mà Vietful muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những kiến thức nêu trên sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống thường ngày. Nếu bạn có nhu cầu thuê kho bãi để bảo quản hàng hóa hãy liên hệ ngay với Vietful hotline 097 384 3404 để bộ phận nhân viên công ty tư vấn và báo giá chi tiết nhé.

Messenger Zalo OA Hotline 24/7