SME là gì? Bức tranh tổng thể về doanh nghiệp SME

29/03/2022

SME hay doanh nghiệp SME đang là một thuật ngữ nhận được nhiều sự quan tâm trên thị trường kinh tế nói chung. Vậy SME là gì? Doanh nghiệp SME có thực sự đặc biệt và quan trọng? SME khác gì so với những Startup? Vietful sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết nhé!

Tìm hiểu khái niệm SME là gì?

Tên gọi đầy đủ của SME là Small and Medium Enterprise hay dịch sát nghĩa là hình thức doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thuật ngữ này được dùng chung để chỉ những doanh nghiệp có cùng quy mô như vậy ở mọi lĩnh vực và ngành hàng.

SME là gì? SME là tên gọi chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trên thực tế, các doanh nghiệp SME đang chứng tỏ sức nặng của mình trên thị trường nói chung. Nhiều năm gần đây, số lượng SME ngày càng lớn, góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm cho người lao động, tạo tỷ lệ cạnh tranh và tăng trưởng chung cho nền kinh tế.

Loại hình doanh nghiệp này chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp toàn thế giới. Chúng dễ hiểu cho việc tỷ lệ người lao động làm việc ở SME là rất cao. Mặc dù vậy, phía sau đó là tỷ lệ cạnh tranh không hề nhỏ giữa các doanh nghiệp SME, khiến các doanh nghiệp này cũng đứng trước nguy cơ dễ bị phá sản.

Doanh nghiệp SME rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế

Như đã đề cập ở phần khái niệm SME là gì? Với số lượng cực lớn, doanh nghiệp SME đã góp một phần không nhỏ trong việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Từ đó, giảm thiểu tỷ lệ không có việc làm, ổn định xã hội và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

SME giúp giải quyết vấn đề việc làm

Theo thống kê, đóng góp của SME lên đến 30 – 53% tổng GDP và 19 – 31% tổng hàng xuất khẩu. Những con số cực kỳ ấn tượng. Ngoài ra, họ cũng có đóng góp lớn trong việc xây dựng và mở rộng đội ngũ các nhà kinh doanh có chuyên môn và trình độ.

Họ cũng đưa ra thị trường số lượng sản phẩm nhiều, đa dạng ở nhiều ngành, phản ánh và giải quyết nhiều nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, sức tiêu thụ của nền kinh tế nói chung cũng tăng theo, tạo ra bối cảnh cạnh tranh và phát triển.

Các doanh nghiệp SME với bộ máy tinh gọn, vốn ít, có thể dễ dàng bước chân vào nhiều thị trường nhằm tận dụng lợi thế của từng khu vực.

Ở các địa phương, nhiều công ty SME còn đóng vai trò lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự xuất hiện của họ giúp rút ngắn khoảng cách thành thị – nông thôn và giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác.

Sự khác nhau của Startup và doanh nghiệp SME là gì?

Rất nhiều sự so sánh và đôi khi đã “đánh đồng” giữa SME và Startup. Tuy nhiên, khi hiểu được bản chất SME là gì, bạn sẽ thấy hai khái niệm này hoàn toàn khác.

SME và Startup không giống nhau

Cụ thể:

– Về mục tiêu: Trong khi SME thường là công ty hoạt động trên một mô hình đã được thử nghiệm (siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa) thì các Startup ban đầu chưa được xác định về mô hình, họ đều ở trong giai đoạn khởi nghiệp. Và đôi khi, một Startup có thể trở thành một doanh nghiệp tầm cỡ với mô hình lớn hơn SME.

– Tính cạnh tranh: Các SME không chịu tác động quá lớn về tính cạnh tranh (tính mới, độc đáo) thì với một Startup, sự sống còn của họ phụ thuộc vào tính sáng tạo, khác biệt và mới mẻ.

– Chủ sở hữu: SME thường được các cá nhân sở hữu và vốn của họ phần nhiều là lấy từ cá nhân đó. Trong khi các Startup thường huy động vốn từ bên ngoài. Vấn đề sống còn ban đầu của các Startup luôn là nguồn vốn.

– Tốc độ phát triển: Các Startup sẽ thiệt thòi hơn SME về năng lực kinh doanh. Bởi giai đoạn đầu, những Startup thường mất thời gian để định hình tổ chức, bộ máy, nguồn vốn, nhân lực. Đôi khi, họ phải chịu lỗ cho giai đoạn đầu.

Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp SME là gì?

Những thuận lợi luôn song hành với khó khăn trong tiến trình hình thành và phát triển của mọi doanh nghiệp, bất kể doanh nghiệp đó thuộc loại hình nào. Và SME cũng không phải ngoại lệ.

SME có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức phải đối mặt

Về cơ hội

SME có nhân lực lớn, họ sẽ không phải mất nhiều thời gian về vấn đề tuyển dụng hay đào tạo nhân sự. Ngoài ra, với sự đa dạng trong các ngành hàng cũng giúp họ tiến ra thị trường thuận lợi hơn. Từ đó, đảm bảo được năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Sự hội nhập tạo ra cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh cho các SME. Họ cũng có thể linh hoạt trong quá trình vận hành song song với nhiều biến động từ thị trường chung.

Về thách thức

Nguồn vốn cũng là một vấn đề lớn của các SME. Họ gặp nhiều bất lợi trong việc chứng minh năng lực chi trả với các tổ chức tài chính cho vay. Thậm chí, nhiều SME lựa chọn vay vốn một cách “thả ga” để xử lý vấn đề trước mắt nhưng không giải quyết được hậu quả sau đó.

Mặt khác, những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật sản xuất khiến các SME đứng trước nguy cơ đối mặt với năng suất thấp, nhân sự thiếu. Từ đó, họ khó tiếp cận với chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đây là yếu tố lớn trong việc mở rộng và tạo mối quan hệ với các công ty nước ngoài.

Các SME dường như chưa đầu tư cho mảng truyền thông và quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu. Thậm chí, nhiều lãnh đạo SME còn không hiểu rõ và không quan tâm đến Marketing. Đó cũng chính là lý do họ việc kinh doanh của họ chưa hiệu quả tối đa. Đồng thời, họ cũng khó khăn trong việc quản lý, quản trị doanh nghiệp.

Cuối cùng, rất nhiều lãnh đạo của SME chưa thực sự có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của công ty. Họ cũng không xác định được hướng đi rõ ràng, dẫn đến việc điều hành trở nên khó khăn hơn.

Phân loại doanh nghiệp SME tại Việt Nam

Phân loại SME theo quy định tại Việt Nam

Trên cơ sở Điều 6, Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/3/2018, các doanh nghiệp SME được phân loại với những tiêu chí sau:

Doanh nghiệp siêu nhỏ

– Lĩnh vực thương mại – dịch vụ: Tổng lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 lao động; tổng thu nhập của năm không quá 10 tỷ; tổng vốn không quá 3 tỷ.

– Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và công nghiệp – xây dựng: Tổng lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 lao động; tổng thu nhập của năm không quá 3 tỷ; tổng vốn không quá 3 tỷ.

Doanh nghiệp nhỏ

– Lĩnh vực thương mại – dịch vụ: Tổng lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 lao động; tổng thu nhập của năm không quá 100 tỷ; tổng vốn không quá 50 tỷ và không thuộc doanh nghiệp siêu nhỏ theo Điều 1 quy định này.

– Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và công nghiệp – xây dựng: Tổng lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 lao động; tổng thu nhập của năm không quá 50 tỷ; tổng vốn không quá 20 tỷ và không thuộc doanh nghiệp siêu nhỏ theo Điều 1 quy định này.

Doanh nghiệp vừa

– Lĩnh vực thương mại – dịch vụ: Tổng lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 lao động; tổng thu nhập của năm không quá 300 tỷ; tổng vốn không quá 100 tỷ và không thuộc doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ theo khoản 1, khoản 2 Điều này.

– Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và công nghiệp – xây dựng: Tổng lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 lao động; tổng thu nhập của năm không quá 200 tỷ; tổng vốn không quá 100 tỷ và không thuộc doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ theo khoản 1, khoản 2 Điều này.

Hy vọng những thông tin Vietful chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “SME là gì?” cũng như các vấn đề liên quan đến nó. Mọi thắc mắc, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ chúng tôi qua hotline 097 384 3404 để được giải đáp nhé. Hoặc nếu doanh nghiệp bạn có nhu cầu giải pháp hoàn tất đơn hàng hãy gọi ngay cho VietFul nhé.

Messenger Zalo OA Hotline 24/7