SOC là gì? COC là gì? Ý nghĩa của nó trong xuất nhập khẩu

27/03/2022

Chắc hẳn những người làm việc cũng như học tập ở trong ngành vận chuyển Logistics sẽ bắt gặp một số thuật ngữ chính SOC, COC nhiều lần. Để hiểu rõ về định nghĩa SOC là gì, COC là gì cũng như ứng dụng của chúng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Và đưa ra quyết định hợp lý trong tiêu dùng container nào thì mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu Container là gì?

Muốn biết được SOC là gì và COC là gì thì việc đầu tiên là ta phải nắm vững được khái niệm container là gì? Cụ thể container chính là hình khối chữ nhật, sản xuất bằng chất liệu chính là thép cực lớn, đã quy định kích thước cụ thể. Ứng dụng chính của nó là sử dụng cho vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước theo đường thủy.

Hiện tại có đến 03 loại container thông dụng nhất chính là container 20 feet, container 40 feet và container 45 feet. Và 1 container có thể sẽ được sở hữu bởi 1 trong 4 nhóm là:

  • Hàng tàu
  • Công ty bán container
  • Shipper
  • NVOCC
Container được sử dụng rộng rãi trong vận chuyển hàng hóa

COC là gì?

COC là viết tắt của Carrier Owned Container. Nó ám chỉ container thuộc sở hữu, chịu kiểm soát bởi người chuyên chở. Thường được dùng cho những lô hàng vận chuyển tiêu chuẩn, phổ biến trong vận chuyển đường biển. Người gửi hàng ít khi dùng đến container riêng nếu hãng tàu đã có sẵn lượng lớn container cộng với tuyến đường không có gì đặc biệt.

Ví dụ với tuyến đường hàng hải phổ biến bắt đầu từ Hamburg cho đến Singapore. Mà lựa chọn hãng vận chuyển có đầy đủ container đáp ứng được lượng theo nhu cầu thì lúc này tất cả đều sẽ chọn COC.

Nói chung đây là hình thức đơn giản nhất vì người gửi hàng chỉ cần thanh toán 1 khoản phí all-in gồm chi phí từ cược vận chuyển, phí hai đầu căn cứ theo điều khoản Incoterm áp dụng. Ngay khi hãng tàu nhận được thanh toán thì phải có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến đúng nơi quy định và bao cả nghĩa vụ cấp container.

Lúc hàng hóa cập cảng, dỡ xuống container thì người nhận hàng sẽ trả lại container cho hãng tàu rồi kết thúc trách nhiệm với container đó. Trường hợp mà lô hàng gửi từ địa điểm thặng dư container như là quốc gia thiếu cân bằng giữa hàng nhập và xuất thì lựa chọn COC còn giúp họ nhận được nhiều chiết khấu, hoàn tiền từ nhãn hàng nữa.

SOC là gì?

Còn SOC là viết tắt của cụm Shipper Owned Container. Nghĩa là nó thuộc quyền sở hữu của người gửi hàng, NVOCC hoặc là bên giao nhận. Theo đó chỉ cần đặt chỗ ở trên tàu, báo giá không gồm phí liên quan đến container. Hơn nữa khi mà làm việc với hàng tàu thì còn có mục lựa chọn loại container là SOC hay COC để hàng cung cấp báo giá phù hợp.

Việc dùng SOC tại Việt Nam chưa phổ biến mà chủ yếu dùng loại hình vận chuyển hàng hóa nội địa. Nó thực sự hữu dụng nếu điểm đến cuối cùng của lô hàng ở xa so với cảng biển, mất nhiều ngày để vận chuyển container từ cảng biển đến khu vực nhà máy cũng như là mang container trả cho hàng tàu.

SOC là viết tắt của cụm từ Shipper Owned Container

Nhiều nhà sản xuất chọn đầu tư container SOC mức giá giao động từ $1300-2000/TEU để nhằm tiện lợi hơn cho lưu trữ hàng hóa thời gian dài. Một số lợi ích khi sử dụng SOC là gì?

  • Kiểm soát chuỗi cung ứng: Người gửi kiểm soát được container, chất lượng cũng như chủ động trong cung cấp container phục vụ đóng hàng. Thậm chí có nhiều nơi vì mất cân đối giữa lượng hàng nhập xuất đã làm cho lượng container có sẵn bị khan hiếm. Nên dùng SOC chắc chắn tối ưu hơn COC.
  • Kiểm soát chi phí: Thực tế sử dụng COC thường khiến cho bên gửi hàng chịu nhiều chi phí như lưu kho, lưu bãi nếu bị hết thời gian free time hãng tàu áp dụng. Mức phí lưu bãi này có thể đến khoảng 15 – 20$/ngày và thậm chí còn nhiều hơn khả năng kiểm soát. Hơn nữa với những khu vực có thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp, thông qua khó khăn thì còn gây nguy cơ khó dễ bởi người vận hành cảng biển.

Ý nghĩa của SOC, COC trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Khi đã nắm rõ được COC là gì, SOC là gì thì nhiều người thường đặt ra các câu hỏi. Điển hình là 2 thuật ngữ này đóng vai trò như thế nào ở trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trên thực tế thì chúng giữ vai trò cực kỳ quan trọng ở trong xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa. Cụ thể:

Ý nghĩa của SOC, COC trong xuất nhập khẩu hàng hóa
  • Dựa theo ký hiệu thuật ngữ SOC, COC thì chủ sở hữu và người thuê container vận chuyển có thể phân biệt được đâu là container người gửi hàng và đâu là container người vận chuyển.
  • Xác định cước COC cao hơn hay thấp hơn SOC cũng căn cứ theo lượng vỏ rộng tại bãi. Rồi từ đó hãng tàu có sự điều chỉnh định mức cước cụ thể phù hợp.
  • Trường hợp chủ hàng mua container từ hãng tàu phải thay thế thông tin của container. Đặc biệt phải đổi dòng HLXU sang NONE. Việc này giúp khẳng định được container này thuộc quyền sở hữu chính mình. Một số hãng tàu sang chủ phải đổi từ SOC sang COC để tránh trùng ký hiệu với chủ ban đầu.
  • Căn cứ theo thuật ngữ SOC và COC thì hãng tàu cũng thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời cũng là thuật ngữ thông dụng dùng cho hãng vận chuyển tàu container.

Mong rằng qua những thông tin hấp dẫn mà Vietful chia sẻ ở trên thì đã giúp bạn hiểu rõ được COC là gì và SOC là gì. Đặc biệt là biết được 02 thuật ngữ này đang đóng vai trò quan trọng như thế nào ở trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để từ đó lựa chọn cho đơn vị mình một hình thức vận chuyển hợp lý, tối ưu hóa chi phí nhất có thể. Nếu có ý kiến cần tư vấn Giải pháp hoàn tất đơn hàng hãy liên hệ Vietful qua hotline 097 384 3404 nhé!

Messenger Zalo OA Hotline 24/7