Thuế VAT là gì? Những đối tượng nào phải nộp thuế GTGT

25/11/2021

Thuế VAT là gì? Thuế VAT hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng. Đây là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh theo các giai đoạn khác nhau. Vậy những đối tượng nào phải nộp thuế GTGT? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thuế VAT qua nội dung bài viết sau.

Tìm hiểu về thuế VAT là gì?

Việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến thuế VAT sẽ giúp các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thực hiện đúng tránh vi phạm pháp luật.

Thuế VAT là gì?

Thuế VAT hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng, thuế GTGT. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính theo giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh theo từng giai đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ.

Thuế giá trị gia tăng được áp dụng rộng rãi trên thế giới

Thuế VAT có xuất phát điểm đến từ nước Ph1áp. Hiện nay được áp dụng rộng rãi trên toàn bộ các nước trên thế giới. Luật thuế GTGT tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/1999.

Thuế VAT phải nộp bao nhiêu phần trăm?

Thuế VAT là gì? Thuế VAT phải nộp bao nhiêu? Thông thường thuế GTGT chiếm 10% giá trị hàng hóa, dịch vụ đó. Mức thuế suất này được quy định tại Điều 4, Điều 9, Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Ví dụ, bạn mua chiếc máy giặt trị giá 10 triệu đồng thì bạn phải trả thêm thuế VAT 10% là 1 triệu. Tổng cộng người mua cần phải thanh toán 11 triệu đồng.

Thuế GTGT chiếm 10% giá trị hàng hóa

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là những ai?

Thuế VAT là gì đã được chúng tôi giới thiệu ở trên. Vậy đối tượng nào phải chịu thuế GTGT? Cụ thể các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế GTGT theo quy định hiện hành như sau:

  • Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất dịch vụ, hàng hóa hay lĩnh vực nhập khẩu mặt hàng phải chịu thuế.
  • Các tổ chức kinh doanh có đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã hay pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
  • Các đơn vị kinh tế của tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, sự nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam nhưng tham gia hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
Những đối tượng chịu thuế GTGT
  • Cá nhân, hộ gia đình và những đối tượng có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

Mặt hàng nào không chịu thuế VAT?

Theo Luật thuế VAT thì các mặt hàng, dịch vụ sau không phải chịu thuế GTGT:

  • Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đánh bắt chưa được chế biến hoặc chỉ qua sơ chế của các cá nhân tự sản xuất.
  • Giống vật nuôi, cây trồng bao gồm trứng, con giống, cây giống, phôi, vật liệu di truyền.
  • Muối tự nhiên, muối tinh và iot.
  • Nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước
  • Hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp như thu hoạch, tưới, tiêu, cày bừa…
  • Chuyển quyền sử dụng đất.
  • Các loại bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm vật nuôi, tái bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe,…
  • Các dịch vụ tài chính bao gồm cung cấp tín dụng, dịch vụ cho vay, kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng vốn, tài chính phái sinh, kinh doanh ngoại tệ…
  • Các dịch vụ y tế như khám chữa bệnh cho người và thú nuôi.
  • Dịch vụ bưu chính viễn thông công ích, dịch vụ công cộng.
  • Các hoạt động sửa chữa và xây dựng bằng nguồn vốn tự đóng góp hay nguồn viện trợ nhân đạo đối với công trình văn hóa, nghệ thuật.
  • Hoạt động dạy nghề, dạy học theo quy định.
  • Xuất bản, nhập khẩu và phát hành báo chí, sách chính trị, khoa giáo, giáo trình, sách khoa học kỹ thuật, tranh ảnh áp phích, tuyên truyền cổ động, in tiền.
  • Dịch vụ vận tải hành khách công cộng
  • Máy móc, thiết bị, vật tư cần nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được.
  • Vũ khí và khí tài phục vụ cho quốc phòng, an ninh.
  • Hàng hóa nhập khẩu từ viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
  • Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tạm xuất khẩu và tái nhập khẩu .
  • Chuyển giao công nghệ theo Luật chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.
  • Chuyền giao phần mềm máy tính.
  • Tài nguyên, khoáng sản chưa chế biến.
  • Sản phẩm nhân tạo thay thế các bộ phận trên cơ thể như nạng, xe lăn cho người tàn tật.
Tài nguyên, khoáng sản chưa được khai thác không phải tính thuế VAT

Cách tính thuế VAT như thế nào?

Thuế VAT là gì đã được giải thích ở nội dung trên. Vậy cách tính thuế GTGT như thế nào? Theo luật thuế GTGT hiện hành thì có hai phương pháp tính thuế GTGT như sau:

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên phần GTGT

Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế này là các hợp tác xã, doanh nghiệp có doanh thu thấp, người nước ngoài có hoạt động kinh doanh nhưng không thường trú tại Việt Nam, các cá nhân, hộ kinh doanh,…

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp này cụ thể như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %

Có hai phương pháp tính thuế GTGT khác nhau

Phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Đối tượng áp dụng là những đơn vị kinh doanh đáp có đầy đủ chứng từ, hóa đơn, chế độ kế toán,… theo quy định của pháp luật. Ngoài ra doanh thu các đơn vị cần trên 01 tỷ đồng mỗi năm.

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế như sau:

Số thuế GTGT phải nộp =Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào khi đã được khấu trừ.

Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc về khái niệm thuế VAT là gì? Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để thực hiện đúng theo quy định nộp thuế. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn Giải pháp hoàn tất đơn hàng hãy liên hệ với VIETFUL theo hotline 097 384 3404 Hoặc bạn có thể truy cập website để được hỗ trợ nhanh chóng.

Messenger Zalo OA Hotline 24/7