TOP 9 MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN NĂM 2023

20/04/2023

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và thế giới. Theo dự báo của công ty dữ liệu và phân tích GlobalData, thị trường TMĐT Việt Nam dự báo sẽ đạt 17,3 tỷ USD năm 2023. 

Thương mại điện tử đem lại nhiều cơ hội hơn để doanh nghiệp đạt những mục tiêu như: Chuyển đổi cơ cấu, Tăng lợi thế cạnh tranh,…  Để đạt được mục tiêu, doanh nghiệp cần nắm bắt và áp dụng các xu hướng mới trong ngành. 

TOP 9 MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ  PHỔ BIẾN NĂM 2023
TOP 9 MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN NĂM 2023

Dưới đây sẽ là xu hướng TMĐT hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho doanh nghiệp, nhà bán lẻ trong năm 2023:

1. Omni channel

OMNI - CHANNEL
OMNI – CHANNEL

Omni channel là mô hình bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh như website, các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội, chuỗi cửa hàng, đại lý phân phối, … nhưng hoạt động thống nhất trên một nền tảng.

Doanh nghiệp tận dụng sự ưa thích mua sắm online từ những năm gần đây và đẩy mạnh triển khai Omnichannel nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm đa dạng và hiệu quả. 

Theo thống kê gần đây cho thấy:

  • Ước tính có khoảng 56% khách hàng sử dụng smartphone để tra cứu về sản phẩm khi đang ở trong cửa hàng bán lẻ. 
  • Gần 75% người dùng sử dụng nhiều kênh khác nhau như website, mạng xã hội, cửa hàng,… để mua sắm.
  • Khoảng 73% người tiêu dùng cho biết họ tiếp cận đa kênh trong suốt hành trình trải nghiệm. Ví dụ như sau khi mua sắm tại cửa hàng, người mua tiếp tục theo dõi website, mạng xã hội, gian hàng trên sàn thương mại điện tử của thương hiệu. 

2. Mobile Commerce

MOBILE COMMERCE
MOBILE COMMERCE

Mobile Commerce hay mCommerce là một mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá nhân phân phối hàng hoá và dịch vụ trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các thiết bị như điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Theo Bankmycell, số người dùng điện thoại thông minh trên toàn thế giới năm 2022 là 6,648 tỷ, tương đương với 83,07% dân số thế giới. Hơn nữa, theo dự đoán, con số này sẽ tăng lên đến 7,516 tỷ vào năm 2026. Ngoài ra, tỷ lệ người dùng trên toàn cầu tham gia mua sắm trực tuyến trên các trang mạng thương mại điện tử trong năm 2022 chiếm 58,4%.

  • 88% phương tiện truy cập Internet của người dân là điện thoại di động, trong khi tỷ lệ này năm 2021 chỉ đạt 57%.
  • Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến là 74,8%.
  • 91% phương tiện điện tử thường được sử dụng để đặt hàng trực tuyến là điện thoại di động.
  • Trong các kênh mua sắm trực tuyến, có 47% lượng người dùng mua hàng thông qua các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động. 

Có thể thấy, tỷ lệ người dân toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng sở hữu thiết bị di động và sử dụng chúng vào hoạt động mua sắm trực tuyến là khá cao và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Vì vậy, đây sẽ là một trong những xu hướng nổi bật mà các doanh nghiệp thương mại điện tử cần ưu tiên đẩy mạnh trong chiến lược kinh doanh năm 2023. 

3. Social Commerce

SOCIAL COMMERCE
SOCIAL COMMERCE

Social Commerce được biết đến là sự kết hợp giữa các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube, Zalo, … đồng thời để truyền thông, quảng bá và bán sản phẩm trực tiếp bằng các hoạt động bán hàng hay livestream bán hàng, … 

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội ngày nay của người tiêu dùng ngày càng tăng cao vượt trội với 59% dân số thế giới sử dụng mạng xã hội điều này làm tiền đề để khẳng định trong tương lai Social Commerce sẽ là một phần đóng góp to lớn cho sự phát triển của  ngành thương mại điện tử.

Trước đây các trang mạng xã hội được dùng để tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng, thì ngày nay doanh nghiệp có thể tận dụng nền tảng này để thực hiện các hoạt động bán hàng nhằm mục đích tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp trực tiếp. 

Sự tiện lợi của Social Commerce là khách hàng vừa có thể trao đổi thông tin với người bán, đồng thời tìm kiếm đồng thời đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng và vô cùng thuận tiện. 

Nhờ có sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội mà Social Commerce đã có phát triển đột phá thu hút, tiếp cận được với lượng lớn khách hàng tiềm năng nhằm  khai thác và đạt được những mục tiêu đặt ra trong chiến lược Sale & Marketing. 

Do đó, Social Commerce dự đoán sẽ nằm trong top ưu tiên trong chiến lược Sale & Marketing năm 2023.

4. Headless Commerce

HEADLESS COMMERCE
HEADLESS COMMERCE

Headless Commerce là một kiểu kiến trúc thương mại điện tử mà trong đó giao diện người dùng (front-end) được tách biệt khỏi chức năng thương mại điện tử (back-end) và có thể được cập nhật hoặc chỉnh sửa mà không ảnh hưởng đến back-end, tương tự như một hệ thống quản lý nội dung không đầu (headless CMS). 

  • Frontend: Tất cả những gì người dùng nhìn thấy và tương tác mỗi khi truy cập vào website bao gồm giao diện, nội dung, chức năng, v.v được tiếp nhận từ backend. 
  • Backend: Tất cả những phần hoạt động của website hoặc app mà người dùng không thể nhìn thấy được như hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ thiết kế, công cụ quản lý, các chức năng tùy biến.

Headless Commerce mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp thương mại điện tử, như:

  • Tối ưu hóa tốc độ trang web và quá trình lập trình
  • Tùy biến trải nghiệm người dùng theo nhu cầu và xu hướng
  • Mở rộng khả năng bán hàng trên nhiều kênh và thiết bị
  • Giảm chi phí duy trì và nâng cấp hệ thống

5. Shoppertainment

SHOPPERTAINMENT
SHOPPERTAINMENT

Shoppertainment là hình thức mua sắm kết hợp giải trí, được triển khai như một phần của chiến lược Marketing nhằm thúc đẩy sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu, thúc đẩy nhanh chóng quá trình ra quyết định mua  hàng của doanh nghiệp. Một số ứng dụng phổ biến của xu hướng Shoppertainment trong thực tế phải kể đến bao gồm: 

  • Live Selling: Bán hàng livestream.
  • Shoppable Video: Mua sắm trực tiếp tại video.
  • Gamification: Trò chơi điện tử ứng dụng hoá.

Dưới góc độ kinh doanh, điều này có lợi cho doanh nghiệp. Nghiên cứu gần đây của TikTok cũng cho thấy điều đó:

  • 82% người dùng Đông Nam Á mua sản phẩm từ những nhãn hàng họ ít khi sử dụng.
  • 55% người dùng đã đưa ra các quyết định mua sắm hàng hóa nằm ngoài kế hoạch.
  • 89% người dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên TikTok.
  • ½ lượng người dùng TikTok thừa nhận đã khám phá ra sản phẩm hoặc thương hiệu mới khi đang sử dụng nền tảng này.

Xu hướng Shoppertainment bùng nổ trong những năm gần đây cho thấy nhu cầu tương tác, kết nối xã hội sau thời gian đời sống tinh thần thay đổi đáng kế buộc các thương hiệu nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đó bằng cách biến trải nghiệm mua sắm thông thường thành trải nghiệm mua sắm mang tính giải trí, tương tác và kết nối xã hội.

Shoppertainment chính là giải pháp mà doanh nghiệp tìm kiếm. Đồng thời, đây là phương thức khai thác tối đa yếu điểm lớn nhất của khách hàng – cảm xúc dẫn đến sản phẩm được mua nhiều hơn hơn mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và doanh số bán hàng sẽ tăng cao.

6. Công nghệ AI

CÔNG NGHỆ AI
CÔNG NGHỆ AI

Hiện nay có 2 ứng dụng của công nghệ AI được sử dụng phổ biến trong TMDT đó là:

  • Chatbots

Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, Chatbots sẽ như là những nhân viên bán hàng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng 24/7. Điều này giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách về địa lý và múi giờ, giúp quá trình tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng diễn ra hiệu quả không gián đoạn. 

  • Cá nhân hoá chiến dịch quảng cáo (Personalized Advertising Campaigns)

Bằng cách thu thập dữ liệu khách hàng, AI có thể hỗ trợ tạo nội dung và đề xuất phù hợp cho từng khách hàng cụ thể. Để cải thiện các chiến dịch tiếp thị và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, AI cũng có thể dự đoán hành vi mua hàng dựa trên lịch sử tìm kiếm và duyệt web của người dùng, khi dữ liệu có sẵn một cách hợp pháp.

Những số liệu thống kê dưới đây chứng minh sự ảnh hưởng đáng kinh ngạc của AI đối với thị trường thương mại điện tử và những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này:

  • Thương mại điện tử bán lẻ, giá trị của AI được dự đoán tăng từ 1.7 triệu USD năm 2021 lên 36.4 triệu USD năm 2030 (theo Precedence Research).
  • 78% các thương hiệu đã sử dụng AI cho website thương mại điện tử (theo Oracle).
  • Giá trị thị trường Chatbots được dự đoán đạt 3.99 tỷ USD vào năm 2030 (theo Grandview Research).
  • Dự đoán các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thông qua Chatbots sẽ đạt 112 tỷ USD trong năm 2023 (theo Business Solution).
  • Chi phí sử dụng AI Chatbots cho chăm sóc khách hàng giảm 30% so với việc thuê nhân sự để làm việc này (theo Business Solution).
  • 79% chủ doanh nghiệp thương mại điện tử thừa nhận kết hợp AI với marketing và bán hàng giúp tăng doanh thu của công ty (theo McKinsey).
  • 54% doanh nghiệp tại Pháp cho rằng AI hỗ trợ tốt việc phân tích dữ liệu thương mại điện tử (theo Statista).
  • 70% nhà điều hành doanh nghiệp thương mại điện tử tại Châu Âu và Bắc Mỹ cho rằng công nghệ AI có thể giúp tối ưu cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng (theo Statista).
  • 37% người dùng nhấp vào đề xuất thương mại điện tử do AI điều khiển trong lần đầu ghé thăm website, đã quay lại vào ngày hôm sau đó (theo Invesp).

7. Công nghệ VR/AR

CÔNG NGHỆ VR/ AR
CÔNG NGHỆ VR/ AR

Công nghệ Thực tế ảo – VR (Virtual Reality) là công nghệ hiện đại đưa người dùng bước vào một không gian mô phỏng nhưng vẫn rất chân thực chỉ bằng chiếc kính 3 chiều (kính thực tế ảo). Thế giới ảo mà người dùng nhìn thấy thực chất được thiết lập và điều khiển bởi một hệ thống máy tính có cấu hình cao.

Công nghệ Thực tế ảo tăng cường – AR (Augmented Reality) là công nghệ mới được tăng cường từ công nghệ VR. Công nghệ này có khả năng xóa bỏ ranh giới giữa thế giới thực và mô hình 3D ảo. Nghĩa là người dùng sẽ được trải nghiệm mô hình ảo trong không gian thực tế thông qua smartphone hoặc máy tính.

Từ nhiều năm nay, Lazada đã đón đầu xu hướng AR và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh nhất định trong việc thu hút cả người dùng và nhà bán hàng bằng kế hoạch rõ ràng, chiến lược đúng đắn. 

Lazada sử dụng công nghệ AR để nâng cao trải nghiệm người dùng

Cụ thể, tính năng Trải nghiệm sản phẩm trực tuyến (Virtual Try On, VTO) trên Lazada có nhiều chức năng phong phú giúp người dùng thoải mái lựa chọn và dùng thử các sản phẩm như phấn mắt, kẻ mắt, kem nền và phấn má mọi lúc mọi nơi.

Kể từ khi ra mắt, tính năng VTO đã đạt được thành công đáng kể với các đối tác thương hiệu LazMall trong lĩnh vực làm đẹp, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 3,1 lần và giá trị đơn hàng trung bình tăng lên đến 11%.

8. KOLs/ KOCs

KOLs/ KOCs
KOLs/ KOCs

 

​​Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và mạng xã hội, KOL/KOC được đưa vào các chiến dịch Marketing một cách khéo léo như một làn gió mới mẻ với người tiêu dùng. Dù bản chất 2 khái niệm này đã tồn tại từ lâu, song những năm gần đây, KOL/KOC mới thật sự bùng nổ.

KOL – Key Opinion Leader hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng”, là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.

KOC – Key Opinion Consumer là “những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”. Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

KOL sẽ phù hợp với các thương hiệu trung và cao cấp, trong khi đó KOC sẽ phù hợp với các thương hiệu từ bình dân đến trung cấp. Nếu KOL được sử dụng để chọn đại sứ thương hiệu, gương mặt đại diện mùa lễ hay các chiến dịch ra mắt sản phẩm thì KOL được dùng để thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời gian ngắn hay điều hướng khách hàng về website, sàn thương mại điện tử. 

9. BOPIS

BOPIS (Buy Online Pick-up In Store)
BOPIS (Buy Online Pick-up In Store)

BOPIS – Buy Online Pick-up In Store (Mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng) là một trong những xu hướng mua sắm hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2023. Với BOPIS, người mua sẽ không phải lo lắng về phí giao hàng, thời gian giao hàng lâu, nguy cơ nhận phải sản phẩm không đúng mong đợi.

Nhiều doanh nghiệp, nhà bán hàng trên thế giới đang đẩy mạnh triển khai BOPIS nhằm đáp ứng mong đợi của khách hàng khi tích hợp mua sắm trực tuyến và nhận hàng trực tiếp. Đây là chiến lược hoàn hảo để tăng lượng khách ghé thăm cửa hàng và thu hẹp khoảng cách giữa trải nghiệm mua sắm truyền thống và mua sắm trực tuyến. 

Theo GlobeNewswire, thị trường BOPIS toàn cầu được dự đoán đạt 703 tỷ USD năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép CAGR ước tính là 19.3% trong giai đoạn từ 2021-2027. 

Bên cạnh đó, mô hình BOPIS còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian vận chuyển, kích cầu mua sắm và giảm thiểu rủi ro hoàn hàng. 

Thương mại điện tử phát triển mang lại nhiều cơ hội cho nhà bán hàng giúp tăng doanh thu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Để nắm bắt kịp thời những cơ hội đầy tiềm năng ấy, nhà bán hàng cần có sự linh hoạt thay đổi trong hoạt động vận hành.

 

Hiểu được những khó khăn bán hàng đa kênh, Vietful mang đến Phần mềm quản lý kho thông minh, hoàn tất đơn hàng thương mại điện tử với tiêu chí Đơn giản, Tiết kiệm, Tuỳ chỉnh linh hoạt, Mở rộng dễ dàng

Giải pháp hoàn tất đơn hàng Vietful phát triển dựa trên nền tảng công nghệ Fulfillment By Amazon kết hợp 2 giải pháp OMS & WMS hỗ trợ quản lý thống nhất và tối ưu vận hành xử lý đơn hàng trên 1 nền tảng. 

Giúp chủ cửa hàng đồng bộ hóa sản phẩm, đơn hàng, tồn kho từ Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Tiktok, Webstore, ERP, CRM và kết nối với 6+ hãng vận chuyển….

 

Quý khách có nhu cầu tư vấn, demo miễn phí vui lòng liên hệ:

Hotline: 097 384 3404

Email: info@vietful.vn 

Web: https://vietful.vn/ecommerce-fulfillment

Fanpage: https://facebook.com/VietFul 

Youtube: youtube.com/@vietful

Messenger Zalo OA Hotline 24/7