Top 10 xu hướng Logistic sẽ thay đổi thị trường toàn cầu trong năm 2023

26/12/2022

Top 10 xu hướng Logistic sẽ thay đổi thị trường toàn cầu trong năm 2023

Đi cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và hoạt động của ngành Logistic hiện nay đem lại những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của logistic toàn cầu. Dự đoán hoạt động của ngành Logistics sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều gián đoạn vào năm 2023 như khủng hoảng kinh tế, thời tiết, các vấn đề địa lý, chính trị, … Dựa vào sự phát triển của công nghệ 4.0 cũng như các tác động của các nhân tố vĩ mô, có thể đưa ra các dự đoán về xu hướng phát triển của ngành Logistics trong năm 2023.

Top 10 xu hướng Logistic sẽ thay đổi thị trường toàn cầu trong năm 2023
Top 10 xu hướng Logistic sẽ thay đổi thị trường toàn cầu trong năm 2023
  1. Nền tảng công nghệ đám mây trong Logistics (Cloud Logistic)

Theo nghiên cứu và báo cáo gần đây của tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC), hệ thống cung ứng trên nền tảng điện toán đám mây đang trên đà phát triển nhanh chóng. Những hoạt động áp dụng nền tảng công nghệ đám mây trong Logistics dự kiến sẽ tăng trưởng lên khoảng 20%, trong khi các ứng dụng trên hệ thống cố định chỉ tăng dưới 5%, cũng như hoạt động quản lý hàng tồn kho trên đám mây sẽ tăng khoảng 26%, còn các phiên bản dành cho hệ thống cố định chỉ tăng khoảng 4%.

Áp dụng nền tảng công nghệ đám mây vào trong hoạt động Logistics giúp doanh nghiệp quản lý công việc hiệu quả, tiết kiệm được chi phí… Logistics là một trong những ngành cần nhiều hoạt động quản lý như quản lý hàng hóa, phương thức vận tải, các giao dịch, tình hình nhập xuất của kho bãi,… vì vậy với các hoạt động quản lý thông thường không đủ lưu trữ cũng như không thể xử lý được những thông tin nhiều, phức tạp. Nền tảng công nghệ đám mây trong Logistics chính là giải pháp tối ưu trong hoạt động Logistics nói riêng và các ngành khác nói chung, là kho lưu trữ thông tin khổng lồ.

Nền tảng công nghệ đám mây trong Logistics (Cloud logistics)
Nền tảng công nghệ đám mây trong Logistics (Cloud logistics)
  1. Tự động hoá chuỗi Logistics

Năm 2022 các doanh nghiệp đều đã tăng cường hoạt động tự động hoá bằng cách áp dụng và phát triển chúng trong các quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó cho thấy các quy trình thủ công sẽ dần được thay thế bằng hệ thống tự động hoá trong các năm tiếp theo vì chúng giúp các hoạt động Logistics được tối ưu và thúc đẩy cao hơn.

Người tiêu dùng ngày nay yêu cầu mọi thứ luôn sẵn sàng và đáp ứng nhanh với mức giá hợp lý. Do thị trường cạnh tranh cao, giao hàng nhanh chóng trở thành một lĩnh vực khác biệt. Tuy nhiên các chuỗi cung ứng phải đối mặt với vấn đề là cung cấp, xử lý đơn và giao hàng trong thời gian ngắn.

Để theo kịp, các quy trình yêu cầu tự động hóa, hệ thống và dữ liệu cần được tích hợp chung thống nhất với nhau. Tất cả những điều này đòi hỏi phải đầu tư vào một nền tảng thông minh tối ưu hóa chuỗi cung ứng có thể thực hiện tất cả những điều trên.

Tự động hoá chuỗi Logistics
Tự động hoá chuỗi Logistics
  1. Số hóa Logistics

Mục tiêu của Logistics 4.0 là đơn giản hóa các quy trình. Qua đó tăng hiệu quả và ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt là trong thời điểm đầy thách thức như hiện tại, việc xác định các mối đe dọa dọc theo chuỗi cung ứng và loại bỏ chúng ngay lập tức là vô cùng quan trọng. Số hóa Logistics gắn liền với nhiều vấn đề. Có thể kể đến như dữ liệu lớn, việc sử dụng máy móc, tự động hóa và mạng, giao thông.

Số hóa Logistics là quá trình ứng dụng các giải pháp công nghệ mới cùng với các nguồn lực khác để thiết kế lại các quy trình chuỗi cung ứng. Số hóa có thể giúp cải thiện tốc độ, tính chủ động và khả năng phục hồi của các hoạt động chuỗi cung ứng, dẫn đến khả năng đáp ứng của khách hàng lớn hơn và cuối cùng là doanh thu cao hơn. Để có thể khai thác đầy đủ lợi ích của việc số hóa, doanh nghiệp phải thiết kế lại chiến lược chuỗi cung ứng chứ không phải chỉ đơn giản là ứng dụng một số công nghệ vào các quy trình nhằm cải thiện hiệu suất một chức năng riêng lẻ.

Số hóa Logistics
Số hóa Logistics
  1. Sự xuất hiện của 3PL và 5PL và dịch vụ hoàn tất đơn hàng.

Dịch vụ Logistic thuê ngoài – hay còn xuất hiện dưới một cái tên khác là dịch vụ hoàn tất đơn hàng (Fulfillment) – và E – Logistics – Logistics trên nền tảng thương mại điện tử (5PL) dự kiến sẽ đẩy nhanh thị trường Logistics toàn cầu trong giai đoạn tiếp theo. 

Dịch vụ 3PL có khả năng đóng góp cao nhất vào thị phần Logistics toàn cầu. 3PL chịu trách nhiệm cho một loạt các nhu cầu vận chuyển và Logistics từ đầu đến cuối bao gồm: vận chuyển hàng hóa, duy trì nhật ký hàng tồn kho và bảo hiểm vận chuyển, và cung cấp hệ thống chống mất hàng hoá. 

Dịch vụ 5PL là dịch vụ Logistics trên nền tảng thương mại điện tử quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử. Chìa khóa thành công của các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ năm là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin.

Sự xuất hiện của 3PL và 5PL và dịch vụ hoàn tất đơn hàng.
Sự xuất hiện của 3PL và 5PL và dịch vụ hoàn tất đơn hàng.
  1. Phân tích dữ liệu và Logistics Big Data

Hiện nay với sự phát triển của tiến trình số hoá, lượng dữ liệu mà chúng ta có thể thu được đang ngày càng trở nên khổng lồ từ vô số các nguồn khác nhau dọc theo chuỗi cung ứng. Bởi lẽ đó doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng Big Data – một tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp – làm nguồn dữ liệu để thực hiện các phân tích, từ đó dự đoán các giai đoạn cao điểm, thiếu hụt nguồn cung trong tương lai và những dự báo khác. Những dự báo trên giúp tăng tính chính xác khi đưa ra quyết định chiến lược nhằm cải thiện vị thế thị trường và mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các đối thủ khác.

Việc ứng dụng Big Data và Phân tích dữ liệu trong ngành vận tải cũng đang giúp một số doanh nghiệp đưa ra quyết định thu mua phù hợp hơn. Hơn nữa, theo The Council of Supply Chain Management Professionals, hơn 90% các doanh nghiệp Logistics cho rằng việc ra quyết định dựa trên dữ liệu là cực kỳ quan trọng. Chính vì lý do đó, việc phân tích dữ liệu dựa trên Big Data sẽ cải thiện chất lượng và hiệu suất kinh doanh qua những dự báo nhu cầu, quản lý hàng tồn kho, tối ưu hóa tuyến đường và quản lý lao động hiệu quả …

Phân tích dữ liệu và Logistics Big Data
Phân tích dữ liệu và Logistics Big Data
  1. Trí tuệ nhân tạo

Trải qua một thời gian phát triển và tối ưu, AI đang dần thay thế được con người ở rất nhiều chức năng trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các hoạt động kho hàng, trước đây việc này yêu cầu nguồn nhân lực rất lớn cũng như các điều kiện về thể chất.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã góp phần chuyển đổi cách thức các nhà cung cấp dịch vụ Logistics hoạt động, đây là một trong những kết quả mang xu hướng tự động hóa và các cải tiến không ngừng trong kỹ thuật điện toán. AI sẽ tăng cường chuyên môn của con người thông qua các hệ thống giúp tạo ra những hiểu biết mới từ Big Data và loại bỏ các nhiệm vụ khó. Trong Logistics, AI sẽ cho phép tự động hóa các hoạt động hỗ trợ, dự báo, quản lý hàng hoá và tạo ra các mô hình trải nghiệm cho khách hàng.

Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo
  1. Logistics đa kênh là xu hướng

Logistics đa kênh mang đến cơ hội lớn để nắm bắt nguồn giá trị hậu cần ngày càng tăng. Các mô hình của McKinsey ước tính rằng dịch vụ hậu cần theo hợp đồng hiện chỉ chiếm được hơn 20% thị phần phân phối đơn hàng theo hình thức đa kênh trong lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng. Phần thị trường còn lại được chi phối bởi ba đối tượng tham gia: các đơn vị sàn TMĐT, doanh nghiệp bán hàng trên sàn TMĐT hoặc hoạt động Logistic của doanh nghiệp đang tự vận hành.

Để ngăn ngừa rủi ro chuỗi cung ứng gián đoạn hoặc mất kết nối, dịch vụ Logistics ngày càng đa dạng. Do đó xu hướng Logistics 2023 đề cập đến vận chuyển hàng hóa thông qua nhiều phương thức. Có thể kể đến như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không,..

Logistics đa kênh là xu hướng
Logistics đa kênh là xu hướng

8.Tính bền vững của chuỗi cung ứng và Logistics

Chuỗi cung ứng bán lẻ là nhà sản xuất lượng khí thải lớn nhất. Nó chiếm khoảng 50% lượng khí thải carbon trong ngành. Theo các nghiên cứu của WEF, hậu cần và vận tải chiếm 5,5% tổng lượng phát thải CO2 trên toàn thế giới. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng đến năm 2030, tăng trưởng Thương mại điện tử sẽ dẫn đến lượng khí thải carbon liên quan đến giao hàng sẽ tăng hơn 30%.

Những kỳ vọng về giao hàng và hậu cần bền vững, các yêu cầu pháp lý khiến các nhà bán lẻ bắt đầu dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần chặng cuối. Điều này giúp họ giảm thiểu, theo dõi, đo lường và báo cáo về lượng khí thải carbon. Các kế hoạch thực tiễn về hậu cần xanh sẽ giúp chuỗi cung ứng duy trì tính cạnh tranh. Hậu cần xanh thậm chí còn giúp họ tăng thị phần vào năm 2022 và có thể hơn thế nữa.

Tính bền vững của chuỗi cung ứng và Logistics
Tính bền vững của chuỗi cung ứng và Logistics
  1. Tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng 

Chuỗi cung ứng có tác động trực tiếp đến hậu cần. Gián đoạn chuỗi cung ứng là sự thay đổi của bất kỳ giai đoạn nào trong chuỗi cung ứng. Các nguyên nhân có thể là do tác nhân bên ngoài như thời tiết, pháp luật, tấn công mạng,…Một chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi được chuẩn bị và giảm thiểu những gián đoạn khác nhau mà nó gặp phải để khôi phục lại các cấp độ dịch vụ, sản xuất và phân phối bất kỳ sự cố nào có thể xảy ra. Nghiên cứu từ Capgemini chỉ ra 62% các doanh nghiệp cho rằng thúc đẩy chuỗi cung ứng là ưu tiên hàng đầu sau đại dịch. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn nhất phải đối mặt. 

Tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng
Tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng
  1. Tối ưu hóa đội ngũ

Hiện nay, xu hướng logistics chú trọng đến tự động hóa đơn hàng. Bởi vì quản lý hiệu quả đội ngũ giao hàng là bước quan trọng để tiết kiệm chi phí, đáp ứng kỳ vọng khách hàng và duy trì chuỗi cung ứng kỹ thuật số hoạt động tốt. Đây cũng là cách tối ưu để giảm chi phí và tăng tốc độ giao hàng. Khi tối ưu hóa việc quản lý giao hàng, các doanh nghiệp nên tập trung vào cách họ quản lý quy trình từ đội ngũ giao hàng đến giao hàng chặng cuối. Sử dụng nhiều đội nhóm giao hàng khác nhau là một xu hướng quan trọng của chuỗi cung ứng. Vì nó cho phép sự linh hoạt trong quá trình giao hàng. Đồng thời cung cấp cho các doanh nghiệp giải pháp dự phòng nếu có sự cố xảy ra. Qua đó tạo ra các đối tác chuỗi cung ứng dựa vào nhau để được trợ giúp trong suốt quá trình. 

Tối ưu hoá đội ngũ
Tối ưu hoá đội ngũ

Giải pháp hoàn tất đơn hàng Vietful phát triển dựa trên nền tảng công nghệ Fulfillment By Amazon kết hợp 2 giải pháp OMS & WMS hỗ trợ quản lý thống nhất và tối ưu vận hành xử lý đơn hàng trên 1 nền tảng.
Giúp chủ cửa hàng đồng bộ hóa sản phẩm, đơn hàng, tồn kho từ Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Tiktok, Webstore, ERP, CRM và kết nối với 6+ hãng vận chuyển….

Quý khách có nhu cầu tư vấn demo miễn phí vui lòng liên hệ:

 

Messenger Zalo OA Hotline 24/7